Bản đồ Thành phố Đà Nẵng

avatar
By Bùi Việt Hà

31/03/2023

Đà Nẵng

Cập nhật những thông tin mới nhất về bản đồ Thành phố Đà Nẵng một cách chi tiết và thông tin quy hoạch của Thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi Dân Đầu Tư hi vọng giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.

1. Giới thiệu về Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; là đô thị biển và đầu mối giao thông rất quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "Thành phố đáng sống nhất Việt Nam".Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

Vị trí địa lý

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ Đông. Nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 961 km về phía Nam theo Quốc lộ 1. Diện tích khoảng 1285,4 km2.

  • Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Phía Tây và Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam.
  • Phía Đông tiếp giáp với biển Đông.

Thành phố Đà Nẵng còn là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới gồm cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Philippines) đều nằm trong khoảng 1.000–2.000 km.

Các điểm cực của thành phố Đà Nẵng:

  • Điểm cực bắc tại: phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu.
  • Điểm cực tây tại: xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
  • Điểm cực nam tại: xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang.
  • Điểm cực đông tại: phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Ngoài phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa (khu vực đang bị chiếm đóng trái phép bởi Trung Quốc) nằm ở 15°45’ đến 17°15’ vĩ độ Bắc, 111° đến 113° kinh độ Đông, ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Tổng diện tích phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², trong đó đảo Phú Lâm chiếm diện tích lớn nhất (nguồn Việt Nam: khoảng 1,5 km², nguồn Trung Quốc: 2,1 km².

Diện tích, dân số

Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.284,73 km² và dân số khoảng 1.230.000 người (2022), trong đó thành thị có 1.076.900 người ( 87,35%), nông thôn có 153.100 người (12,65%). Mật độ dân số đạt khoảng 931 người/km².

Địa hình

Địa hình của Đà Nẵng có sự phân hóa rõ rệt, từ phía Đông, thành phố bao gồm các bãi biển, các đồi núi ven biển và đảo trên biển. Phía Tây của thành phố là dãy núi Trường Sơn với đỉnh cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.487m).

Đà Nẵng nằm trong vùng đồng bằng ven sông Cửu Long và cửa sông Hàn, nơi núi đá vôi và núi đá đen từ dãy Trường Sơn chạy xuống và đổ ra biển tạo thành một môi trường đa dạng về địa hình, với đầm phá, đồng bằng ven sông, đồi núi, suối, thác nước, v.v.

Địa hình của Đà Nẵng có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và nền kinh tế của thành phố, với các địa điểm du lịch phổ biến như Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Hills, và các bãi biển như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Non Nước.

Du Lịch

Với bờ biển dài và bãi biển đẹp, Đà Nẵng được biết đến là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam.

Đến Đà Nẵng, bạn có thể tận hưởng không khí biển trong lành và tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí, như đi dạo bộ trên bãi biển Mỹ Khê, chèo thuyền kayak trên sông Hàn, tắm biển và tắm bùn khoáng nóng ở các khu resort.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn có nhiều địa điểm du lịch khác như Bà Nà Hills - một khu du lịch núi cao nổi tiếng với hệ thống cáp treo, lâu đài châu Âu và khu vườn hoa; cầu Rồng - cây cầu vượt sông Hàn đẹp mắt; khu du lịch suối Khoáng nóng Thần Tài; Làng Đá Non Nước - nơi sản xuất đá Marble nổi tiếng và rất nhiều chùa chiền, đền thờ và di tích lịch sử khác.

Ngoài ra, Đà Nẵng còn có những món ăn đặc trưng như mì Quảng, bánh tráng cuốn thịt heo, bún mắm, nem lụi và các món hải sản tươi ngon.

Với những điểm đến hấp dẫn và đa dạng, Đà Nẵng là một trong những thành phố du lịch hàng đầu tại Việt Nam và luôn đón chào du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Kinh tế

Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn và phát triển nhất ở miền Trung Việt Nam, với nền kinh tế đa dạng và phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Đây là một trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung.

Nền kinh tế của Đà Nẵng được đặt nhiều kỳ vọng vào ngành du lịch, với các điểm đến nổi tiếng như bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, cầu Rồng, bãi biển Mỹ Khê và bán đảo Liên Chiểu. Ngoài ra, thành phố cũng có nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất và dịch vụ, cũng như khu thương mại và dịch vụ với các trung tâm thương mại lớn như Vincom, Lotte Mart và Big C.

Đà Nẵng cũng là một trong những cửa ngõ đường biển quan trọng của Việt Nam, với một cảng biển lớn và sân bay quốc tế Đà Nẵng kết nối với nhiều điểm trong nước và quốc tế.

Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế và công nghệ của khu vực, với sự phát triển của các ngành công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính và chăm sóc sức khỏe.

2. Bản đồ hành chính Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng có tất cả 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó bao gồm 6 quận và 2 huyện:

  • Quận Cẩm Lệ, quận Hải Châu, quận Liên Chiểu, quận Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà, quận Thanh Khê, huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa.

Bản đồ hành chính Thành phố Đà NẵngBản đồ hành chính Thành phố Đà Nẵng

3. Bản đồ giao thông Thành phố Đà Nẵng

Bản đồ giao thông Thành phố Đà NẵngBản đồ giao thông Thành phố Đà Nẵng

Quy hoạch giao thông Thành phố Đà Nẵng

Cao tốc

Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông và phía Tây (gọi chung là cao tốc Bắc Nam) có hướng tuyến cơ bản theo:

  • Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi với quy mô 4-6 làn xe nền đường rộng 25.5m đã được xây dựng và đưa vào khai thác với chiều dài qua địa phận Đà Nẵng dài 7.97km kết nối Đà Nẵng (nút giao thông khác mức Túy Loan),
  • Đường cao tốc La Sơn (Thừa Thiên Huế) – Túy Loan (Đà Nẵng) đang trong giai đoạn hoàn thiện chuẩn bị đưa vào khai thác, kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi tại nút giao Túy Loan.

Thêm vào đó, để tạo sự thuận tiện trong lưu thông và kết nối với các khu công nghiệp dọc tuyến thì đề xuất xây dựng tuyến đường gom song song hai bên cao tốc đoạn từ nút giao Hòa Liên cho tới khu công nghiệp Hòa Cầm.

Đề xuất bổ sung tuyến cao tốc CT.21 (Đà Nẵng – Thạch Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y (Kon Tum)) vào quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Từ đó tạo cơ sở cho công tác quản lý và triển khai quy hoạch trong tương lai.

CT21 có hướng tuyến từ thành phố Đà Nẵng kết nối với Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đến Thạnh Mỹ, từ Thạnh Mỹ theo hướng đường Hồ Chí Minh về thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồ), từ thị trấn Plei Kần tuyến đi theo hướng QL.40 lên cửa khẩu Bờ Y.

Tuyến CH21 kết nối Đà Nẵng với các tỉnh Tây Nguyên nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa của các tỉnh này thông qua cảng Đà Nẵng. Tuyến cao tốc Đà Nẵng – Thạch Mỹ – Ngọc Hồi – Bờ Y đoạn qua địa phận Đà Nẵng trùng với đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Tuyến tách ra từ nút giao trạm thu phí Phong Thử của Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quốc lộ

– Quốc lộ 1: Đoạn qua Đà Nẵng từ Hải Vân đến Hòa Phước có tổng chiều dài 37,2km. đường QL1 hiện có và kết hợp phần Đường hầm Hải Vân tạo thành trục liên kết Bắc và Nam.

– Hầm Hải Vân: hầm dài nhất ở Đông Nam Á có chiều dài 6.28km, nằm trên quốc lộ 1 giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế ở miền Trung. Hiện nay đã hoàn thành và đang khai thác.

– Quốc lộ 14B: đoạn qua địa bàn thành phố dài 32,126km, trong đó:

+ Đoạn Km0+00 (Cảng Tiên Sa) – Km24+100 dài 24,1km có bề rộng mặt đường chính Bmđ = 2×10,5m, tương ứng đường cấp II – 06 làn xe. Mặc dù theo Quy hoạch đường bộ quốc gia sau 2020 định hướng QL.14B có tối đa 4 làn xe, tuy nhiên đoạn tuyến này hiện trạng đã là 6 làn xe. Do đó, phương án đề xuất là giữ nguyên hiện trạng.

+ Đoạn Km24+100 – Km32+126 (giáp Quảng Nam) dài 8,026km có Bmđ = 11m (đoạn 126m cuối tuyến Bmđ = 8m), tương ứng đường cấp III (đoạn 126m cuối tuyến cấp IV). Theo định hướng của Quy hoạch đường bộ quốc gia sau 2020, quốc lộ 14B là đường cấp III-IV với quy mô 2-4 làn xe. Tuy nhiên, để đồng bộ mặt cắt ngang toàn tuyến trong địa phận thành phố Đà Nẵng đề xuất bổ sung thêm 2 làn xe. Tóm lại, đoạn tuyến này sẽ nâng cấp, mở rộng lên quy mô 6 làn xe với bề rộng hơn 20m.

– Quốc lộ 14G đoạn qua địa bàn thành phố dài 25km, có bề rộng mặt đường 4,5- 9m, tương ứng đường cấp IV, V – 02 làn xe.

– Tuyến đường tránh Nam Hải Vân – Túy Loan:

+ Đoạn Km7+923 (cửa phía Nam hầm đường bộ Hải Vân) – Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) dài 4,077km có Bmđ = 20,5(m), tương ứng đường cấp II – 06 làn xe.

+ Đoạn Km12+00 (nút giao Tạ Quang Bửu) – Km30+283 (giao QL.14B) dài 18,283km có Bmđ = 11m, tương ứng đường cấp III – 02 làn xe.

– Tuyến đường vành đai thành phố bao gồm đường Vành đai phía Nam (Hòa Phước – Hòa Khương), Vành đai phía Tây (Đoạn QL14B- đến khu CNTTTT) đang được xây dựng.

– Đường vành đai ngoài: Đường Vành Đai phía Tây kết nối đường tránh Nam hầm Hải Vân với QL14B tại nút giao với đường Hòa Phước – Hòa Khương, là tuyến đường bao ngoài để tránh cắt qua khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng.

So với Quy hoạch chung 359, đề xuất điều chỉnh đoạn phía Bắc của đường Vành đai phía Tây (đoạn đi qua khu CNC). Lý do điều chỉnh được trình bày trong phần Định hướng phát triển đường bộ kết nối với các khu công nghiệp. Cần có các biện pháp quản lý, phân luồng giao thông cần thiết để phân bố, chuyển hướng lưu lượng. Đường Vành đai phía Tây sẽ được phân kỳ làm hai đoạn như sau:

+ Đoạn từ phía Nam (tại nút giao với QL.14B tại Hòa Khương) đi lên tới nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài giữ nguyên theo quy hoạch 359;

+ Đoạn từ nút giao với điểm cuối của đường Nguyễn Tất Thành kéo dài cho tới điểm giao với cao tốc La Sơn – Hòa Liên: Đề xuất thay thế bằng tuyến đường kết nối Khu công nghệ cao với đường Vành đai phía Tây148.

– Quy hoạch bổ sung tuyến đường giữa đường vành đai phía Tây và đường bộ cao tốc nối từ Nguyễn Tất Thành (nối dài) qua Quốc lộ 14B gần Trung tâm hành chính huyện Hòa Vang và kéo dài đến biển. Kéo dài tuyến đường vành đai phía Tây 2 đến đường vành đai phía Nam.

– Quy hoạch bổ sung tuyến đường nối giữa đường vành đai phía Tây với đường Nguyễn Tất Thành nối dài tạo thêm lối giao thông ra vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng và cửa ngõ phía Tây Bắc TP Đà Nẵng.

– Quy hoạch và xây dựng tuyến đường mới kết nối trực tiếp từ Cảng Liên Chiểu đến đường tránh Nam Hải Vân – Túy Loan.

Đường tỉnh

– Đường tỉnh ĐT601: Mở rộng và nâng cấp theo 3 đoạn. Đoạn 1 từ nút giao với đường 602 đến nút giao Nam Hầm Hải Vân quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị, B= 12m, bề rộng đường xe chạy 9m. Đoạn 2 từ QL1A Nam Hầm Hải Vân đến UBND xã Hòa Bắc có nền đường 12m, rộng 9m. Đoạn từ UBND xã Hòa Bắc đến La Sơn có nền 9m, mặt đường rộng 7m. Đồng thời sửa chữa hoặc xây dựng lại những cầu cũ đã xuống cấp.

– Đường tỉnh ĐT602: Đoạn từ đường Tôn Đức Thắng đến vành đai phía Tây mở rộng thành trục chính đô thị MCN 33m, đoạn từ đường vành đai phía Tây đến khu du lịch Bà Nà nâng cấp thành đường liên khu MCN 25m.

– Đường tỉnh ĐT605: Từ Km935+165 quốc lộ 1A đến Hòa Tiến được nâng cấp thành đường trục đô thị MCN 33m.

4. Bản đồ vệ tinh Thành phố Đà Nẵng

Bản đồ vệ tinh Thành phố Đà NẵngBản đồ vệ tinh Thành phố Đà Nẵng

5. Bản đồ quy hoạch Thành phố Đà Nẵng

Kiểm tra bản đồ quy hoạch Thành phố Đà Nẵng

Bản đồ quy hoạch Thành phố Đà NẵngBản đồ quy hoạch Thành phố Đà Nẵng

Link tải bản đồ
Tác giả
avatar
Bùi Việt Hà

Nhân viên nghiên cứu thị trường

Phân tích, tìm kiếm dữ liệu thông tin trên thị trường. Thống kê, làm báo cáo cụ thể về phân tích dữ liệu thị trường bất động sản.