THÔNG TIN KHU VỰC Xã Trung Châu, Huyện Đan Phượng
1. Giới thiệu về Xã Trung Châu
Nằm bên hữu ngạn sông Hồng, xã Trung Châu có diện tích rộng nhất, nhì huyện Đan Phượng với hơn 800ha được chia thành 2 miền A và B. Đến nay, Trung Châu không chỉ còn nhiều màu xanh, các thôn trên địa bàn xã còn sáng hơn, sạch, đẹp hơn mỗi ngày nhờ sự chung tay, góp sức của cộng đồng.
Ở Trung Châu, thôn xóm nào cũng ngợp màu xanh của cây trái. Do đặc điểm là xã vùng bãi của huyện ven sông Hồng và sông Đáy nên phù sa màu mỡ, cây cối tốt tươi. Ngoài đất sản xuất trong đồng và ngoài bãi sông, chỉ tính trong làng, đa số gia đình đều có từ vài trăm đến cả nghìn mét vuông đất vườn, đất ở và nhà nào cũng có vườn cây ăn quả.
2. Vị trí địa lý
Trung Châu có vị trí nằm ở phía tây bắc của huyện Đan Phượng, cách trung tâm huyện Đan Phượng là 07Km, là một trong16 xã, Thị trấn thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nằm bên hữu ngạn sông Hồng.
- Phía Bắc tiếp giáp với sông Hồng
- phía Nam tiếp giáp với xã Phương Đình- Huyện Đan Phượng
- phía Đông tiếp giáp với xã Hồng Hà - Huyện Đan Phượng
- phía Tây tiếp giáp với xã Vân Nam - Huyện Phúc Thọ.
Bản đồ xã Trung Châu
3. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 807,91ha, toàn xã đến năm 2020 có 2133 hộ với 9339 nhân khẩu. Mật độ dân số đạt 1.157 người/km².
4. Giao thông
Trên địa bàn xã Trung Châu hiện nay có một số tuyến đường lớn là đường Nam sông Hồng, Nại Sa, Bà Sẻ, Hương Lang I. Ngoài ra, từ trung tâm xã Trung Châu tới Quốc lộ 32 (đường đi qua 4 tỉnh và thành phố gồm Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu) cách khoảng 8 km; trung tâm thị trấn Phùng cách khoảng 7 km; tới sân bay Hòa Lạc khoảng 30 km; và tới trung tâm thủ đô (hồ Hoàn Kiếm) cách khoảng 28 km (tương đương gần một tiếng di chuyển).
5. Kinh tế
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi, thôn Vạn Vỹ chuyên sống bằng nghề đánh bắt cá tự nhiên và nuôi cá lồng trên sông Hồng.
6. Văn hóa - lịch sử
Từ xa xưa, nhân dân các làng trong xã đã có ý thức xây dựng các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như Đình, Đền, Chùa và tổ chức các lễ hội dân gian để đáp ứng nhu cầu hoạt động tín ngưỡng của nhân dân. 04 di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia như Đình Trung Hà, Đình Phương Tiến, Chùa Khánh Hưng, Đền Vân Môn; 03 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố là Đình Hưu Trưng, Đình Nại Sa, Chùa Nại Sa. Ngoài ra còn 07 di tích lịch sử văn hoá chưa được xếp hạng nhưng được nhân dân luôn quan tâm bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị. Nét đặc sắc trong hoạt động lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hoá là lễ hội cướp cây bông ở Đình Trung Hà; đây là di sản văn hoá phi vật thể vẫn được lưu giữ và tổ chức hàng năm, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá độc đáo của vùng đất này.
7. Các dự án bất động sản
- Hiện tại chưa có dự án nào.