THÔNG TIN KHU VỰC Xã Hiền Ninh, Huyện Sóc Sơn
Lịch sử
Hiền Ninh từ xa xưa đã có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Tiêu nhất có thể kể đến rận đánh thắng quân cờ đen (tàn quân nhà Thanh) của nhân dân Hiền Lương năm 1875. Vào đầu thế kỷ XX, trước sự tấn công dồn dập của thực dân Pháp, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám rút về hoạt động tại địa bàn huyện Kim Anh - Đa Phúc. Người dân Hiền Ninh đã vô cùng nhiệt tình tham gia nghĩa quân cũng như giúp đỡ cung cấp lương thực thực phẩm. Năm 1912, sau khi nghĩa quân Đề Thám thất bại ở Yên Thế đã đưa binh lính về đóng quân tại thôn Hiền Lương. Cụ Nguyễn Văn Thào (trưởng làng) đã cùng nhân dân giúp đỡ nghĩa quân chiến đấu chống lại bọn Pháp càn quét, tiêu diệt được 70 tên địch, trong đó có tên Tư Hổ gian ác. Đến năm 1917, nhân dân trong vùng cũng giúp đỡ nghĩa quân trong khởi nghĩa Thái Nguyên và động viên con em tham gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc đấu tranh của nhân dân ngày càng phát triển. Đến năm 1945, các đội tự vệ Việt Minh lần lượt được thành lập trong vùng. Ngày 20/08/1945, nhân dân thôn Nam Cương đã giành được chính quyền cùng với một loạt các thôn khác. Ngày 30/4/1947, chi bộ Đảng đầu tiên của xã được thành lập. Đại hội khoá 1963 - 1964, Đảng bộ Hiền Ninh được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân Hiền Ninh tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với nhiều chiến công.
1. Giới thiệu xã Hiền Ninh
Hiền Ninh nằm ở phía tây huyện Sóc Sơn. Hiền Ninh gồm 11 thôn, xóm: Ninh Môn, Quảng Ninh, Tân An, Thái Đường, Tân Lương, Chùa Nấu, Trung Lương, Lan Chùa, Hiền Lương, Nam Cương, Yên Ninh. Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nằm ở trung tâm xã, cách trung tâm huyện Sóc Sơn khoảng 7 km.
2. Vị trí địa lý
Xã Hiền Ninh có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Quang Tiến
- Phía tây giáp xã Tân Dân
- Phía nam giáp các xã Quang Tiến và Thanh Xuân
- Phía bắc giáp các xã Minh Phú và Nam Sơn
Bản đồ vị trí xã Hiền Ninh
3. Diện tích và dân số
Tồng diện tích của xã Hiền Ninh là 13,17 km2, năm 2022 dân số của xã là 13.812 người, mật đô dân số là 1.048 người/km2.
4. Giao thông
Tại địa bàn xã Hiền Ninh có trục đường 35, đường quốc lộ 2 và đường 131 ngang qua.
5. Văn hóa - Xã hội
Hiền Ninh là địa phương có truyền thống văn hóa lâu đời. Hiền Ninh là xã có số lượng di tích lớn nhất huyện với tổng số 28 di tích. Hệ thống chùa, đình, đền, miếu mạo gắn với những lễ hội đặc sắc làm nên diện mạo văn hoá đa dạng, đặc sắc của nhân dân nơi đây. Đình, đền, chùa ở Hiên Ninh không chỉ là nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân mà qua các giai đoạn cách mạng còn là nơi trú ẩn, hoạt động cách mạng của các cán bộ của Đảng. Đình Hiền Lương, Yên Ninh, Ninh Môn là nơi diễn ra các cuộc họp của Mặt trận Việt Minh quanh vùng, cuộc họp của Tỉnh ủy Phúc Yên... trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.