Lịch sử
Theo dấu lịch sử, từ xa xưa, vùng đất này có tên là Long Đàm (đầm Rồng). Thế kỷ X, sứ quân Nguyễn Siêu chiếm đóng Tây Phù Liệt, khai khẩn đất hoang tạo nên một thế lực quân sự mạnh và phát triển thành một trong 12 sứ quân. Đến thời thuộc Minh, không muốn dân chúng nhớ lại tên Thăng Long, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên kinh đô nước Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm (đầm nước trong) thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (1573 - 1591), để kiêng húy tên vua, vùng đất này được đổi tên lần nữa thành Thanh Trì và tên gọi này được sử dụng đến tận ngày nay.
Trước năm 1945, huyện Thanh Trì thuộc Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc Phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã.
Thời gian 1949-1954, 2 huyện Thanh Trì và Thanh Oai nằm trong quận Văn Điển của thành phố Hà Nội do chính quyền Quốc gia Việt Nam lập ra. Năm 1956, 2 huyện này được trả về tỉnh Hà Đông và sau đó là tỉnh Hà Tây.
Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội (trừ 4 xã: Liên Ninh, Việt Hưng (Ngọc Hồi), Đại Thanh (Tả Thanh Oai), Thanh Hưng (Đại Áng) nhập vào huyện Thường Tín; 4: xã Hữu Hòa, Kiến Hưng, Cự Khê, Mỹ Hưng nhập vào huyện Thanh Oai). Ngày 31 tháng 5 năm 1961, lập huyện Thanh Trì mới trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận VII cũ, gồm thị trấn Văn Điển và 21 xã: Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Khương Đình, Lĩnh Nam, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai của huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa của huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Từ đó, huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 26 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở.
Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ về quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ, đến năm 2004 thì chuyển sang thuộc quận Hoàng Mai.
Ngày 22 tháng 11 năm 1996, tách xã Khương Đình cùng với một phần của quận Đống Đa (gồm 5 phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Thượng Đình, Kim Giang, Phương Liệt, một phần 2 phường Nguyễn Trãi và Khương Thượng) cùng toàn bộ xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm để thành lập quận Thanh Xuân, khi đó diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 9.791 ha (97,91 km²), gồm 24 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hữu Hòa, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở và 1 thị trấn Văn Điển.
Ngày 6 tháng 11 năm 2003, tách 9 xã: Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú và 55 ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp cùng với 5 phường của quận Hai Bà Trưng là: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ để thành lập quận Hoàng Mai.
Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 người.
1. Giới thiệu về huyện Thanh Trì
Năm 1573 Huyện Thanh Trì được thành lập, nằm ở ven phía Nam và Đông Nam của thành phố Hà Nội. Trên địa bàn Thanh Trì có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp, nhiều trường học, cơ sở y tế của Trung ương và Thành phố, có nhiều ngành nghề truyền thống như mây tre đan Vạn Phúc, Bánh chưng, bánh dày Chanh Khúc,… đây là thế mạnh, tiềm năng đáng quý, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đi lên của Huyện.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây bắc giáp quận Thanh Xuân
- Phía Tây giáp quận Hà Đông
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín.
- Phía Bắc giáp quận Hoàng Mai.
Bản đồ hành chính huyện Thanh Trì
Huyện Thanh Trì có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm thị trấn Văn Điển (huyện lỵ) và các xã huyện Thanh Trì là: Yên Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Vạn Phúc, Tứ Hiệp, Thanh Liệt, Tân Triều, Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh, Hữu Hòa, Duyên Hà, Đông Mỹ, Đại Áng.
3. Diện tích và dân số
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì là 63,17 km², dân số năm 2019 khoảng 274.347 người. Mật độ dân số đạt 4.343 người/km².
4. Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam.
Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì (xã Tứ Hiệp). Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.
5. Kinh tế
Thanh Trì là một huyện sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chính như: lúa, ngô, đậu, rau xanh. Về công nghiệp, huyện cũng có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.
Trong năm năm, từ năm 2005 - 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so vói kế hoạch)… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN); 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại (DV- TM). Trong phát triển, huyện luôn chú trọng quy hoạch và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều; đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc)… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuấtnông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005).
6. Văn hoá - Xã hội
Qua các di chỉ khảo cổ được khai quật trong thời gian gần đây có thể chứng minh rằng Thanh Trì là vùng đất có cư dân cư trú sớm, lâu đời, có thể cách đây khoảng 4000 năm. Cũng qua những tư liệu thành văn (Quốc sử, địa chí, thông chí, thần phả, sắc phong...) của các làng, xã trong huyện còn lưu trữ, Thanh Trì luôn có những quan hệ mật thiết với Thăng Long – Hà Nội về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa. Từ buổi đầu lịch sử dựng nước và giữ nước, vùng đất này đã ghi dấu những địa danh đầy chiến tích huy hoàng. Triều Khúc, nơi đóng quân của Phùng Hưng trong cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường; Ngọc Hồi – Đầm Mực, chứng kiến chiến công oanh liệt của đại quan Quang Trung – Nguyễn Huệ vào xuân Kỷ Dậu 1789. Nhiều danh nhân văn hóa Thanh Trì đã làm rạng rỡ quê hương, đó là Chu Văn An người Quang Liệt, Nguyễn Như Đổ người Đại Lan, họ Bùi ở Giáp Nhị, Nguyễn Quốc Trinh người Đại Áng, Nguyễn Văn Siêu người Kim Lũ, Ngô Thì Nhậm người Tả Thanh Oai... Sử sách cũng ghi lại rằng Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vài tiến làng Quang, bánh cuốn Thanh Trì, rượu làng Ngâu, nghề thủ công truyền thống kim hoàn ở Định Công, dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù,...
Thanh Trì còn là vùng đất phát triển mạnh về các hoạt động văn hoá - xã hội. Đây là nơi thành phố quyết định khảo sát để xây dựng nông thôn mới làm thí điểm do huyện có 9/19 tiêu chí cơ bản đạt so sới tiêu chí của chính phủ ban hành. Hiện nay, địa phương đang tập trung xây dựng mô hình thí điểm tại xã Đại Áng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2010. Theo kế hoạch đến năm 2015, toàn huyện có 75% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Hiện nay, Thanh Trì có 27 trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trạm y tế xã đạt chuẩn. 100% xã có trạm cấp nước sạch và đường thảm nhựa, bê tông hóa… Đặc biệt, đầu năm 2010 huyện đã hoàn thành xây mới cây cầu Hữu Hòa, đem lại niềm vui cho hàng vạn người dân khu vực. Bởi vậy, trong các phong trào của huyện, nhân dân và các thành phần kinh tế luôn hưởng ứng và tích cực tham gia, ủng hộ trên 280 tỷ đồng, xây dựng gần 400 công trình hạ tầng các loại. Đây là những dấu ấn và kinh nghiệm có giá trị để huyện bước vào thời kỳ mới, tập trung xây dựng nông thôn mới.
7. Hạ tầng giao thông
Thanh Trì có trục đường 1A, 1B, 21C, đường sắt Thống Nhất cắt qua. Trong đó, tuyến 1A chạy xuyên suốt qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Liên Ninh. Tuyến 1B trở thành lằn ranh chia cắt giữa các khu hành chính, nông thôn của huyện, làm rời rạc sự kết nối. Quốc lộ 21C chạy qua xã Thanh Liệt, Tân Triều với tên gọi đường Xa La – Nguyễn Xiển, hay đại lộ Chu Văn An. Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy xuyên qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh thuộc huyện. Trục đường Phan Trọng Tuệ nối Thanh Trì với quận Hà Đông, huyện Thanh Oai là trục đường quan trọng của huyện nhưng vẫn còn nhiều đoạn ùn tắc.
Với quyết tâm hoàn thành các tiêu chí lên quận vào năm 2023, Thanh Trì đang dồn lực gấp rút hoàn thiện các tiêu chí giao thông, xây dựng hạ tầng khung kết nối các tuyến đường. Đường giao thông liên xã Yên Mỹ – Duyên Hà – Vạn Phúc với tổng mức đầu tư hơn 155 tỷ đồng, đường nối cầu Hòa Bình đến khu đô thị mới Nam Linh Đàm đã hoàn thành, tuyến nút giao Xa La gần 2km nối từ Nguyễn Xiển đến khu đô thị Xa La đi qua địa bàn các xã Tân Triều, Thanh Liệt… Thanh Trì cũng đã triển khai đoạn đường giao thông liên xã Tả Thanh Oai – Đại Áng – Liên Ninh với tổng mức đầu tư 461 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng đường Tứ Hiệp nối quốc lộ 1A với Ngọc Hồi – Vũ Lăng; cải tạo đường Nguyễn Bồ lên dốc Đồng Trì…
Về xe buýt, các tuyến buýt số 6A, 6C, 6E, 8A, 8B, 12, 62, 94, 101, 39, 99, 22B, 37, 106 đi qua địa bàn huyện.
Từ Thanh Trì, người dân có thể di chuyển thuận tiện đến các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái hoặc xuôi theo quốc lộ 1A đi tới các tỉnh phía Nam.
Trong tương lai, Thanh Trì sẽ có một số tuyến đường sắt đô thị đi qua địa bàn, bao gồm: tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 6 (Nội Bài – Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh – Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá). Hiện tuyến số 1 đang trong giai đoạn thi công.
8. Giáo dục, nghiên cứu
Dưới đại học:
- Trường THPT Ngọc Hồi
- Trường THPT Ngô Thì Nhậm
- Trường THPT Đông Mỹ
- Trường THPT Lương Thế Vinh
- Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh
- Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Trì.
Các trường đại học, cao đẳng:
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà nội
- Cao đẳng Cơ điện Hà Nội xã Vĩnh Quỳnh
- Trường Đại học Mở Hà Nội cơ sở Ngọc Hồi
- Viện khoa học Nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh.
- Trường quản lý cán bộ nông nghiệp Bộ Nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh.
- Viện Điều tra quy hoạch rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Viện Dược Liệu
- Viện Quy hoạch rừng.
9. Y tế
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Bệnh viện Đa khoa Thăng Long
- Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp
- Bệnh viện K cơ sở Tân Triều
- Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp
- Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì.
10. Làng nghề
Là một huyện giáp ranh nội thành dân cư đông đúc rất thuận lợi cho các làng nghề ở đây phát triển đặc biệt là nhóm chế biến lương thực, thực phẩm. Các làng nghề truyền thống và làng nghề mới, nghề phụ như:
- Làng nghề bánh chưng Tranh Khúc (Duyên Hà)
- Làng nghề làm nón Vĩnh Thịnh (Đại Áng)
- Tái chế nhựa, lông vũ, tơ lụa Triều Khúc (Tân Triều)
- Bánh đa, miến rong Duyên Hà
- Nghề mây tre đan xã Vạn Phúc
- Làng nghề nấu rượu Yên Ngưu (Tam Hiệp)
- Làng nghề làm bánh kẹo Nội Am (Liên Ninh)
- Có nghề bện thừng chão Thọ Am (Liên Ninh)
- Rau sạch, rau an toàn Yên Mỹ, Vạn Phúc
- Nghề cơ kim khí Quỳnh Đô (Vĩnh Quỳnh)
- Một số có nghề làm nón Lạc Thị (Ngọc Hồi)
- Nghề khóa, lược sừng Tương Chúc (Ngũ Hiệp)
- Nghề nấu rượu làng Tó (Tả Thanh Oai)
- Nghề làm guốc mộc Yên Xá (Tân Triều)
- Đan thúng Tự Khoát (Ngũ Hiệp)
- Làng nghề miến rong Phú Diễn (Hữu Hòa)
- Sơn mài Đông Mỹ
- Nghề may thôn Vĩnh Trung (Đại Áng).
10. Du lịch
Khu du lịch Vạn An
Nằm trên triền đê sông Hồng, thuộc xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 10km với diện tích trên 7hecta, Vạn An chính là địa điểm lý tưởng tổ chức dã ngoại, sự kiện, trại hè, khóa học, tập huấn ngoài trời, team building… Vạn An được xây dựng theo mô hình tương tác trải nghiệm với những chủ đề hoạt động phong phú đa dạng, khai thác các yếu tố văn hóa, truyền thống, xây dựng đội- nhóm và các giá trị trải nghiệm thật … phù hợp với mọi lứa tuổi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của quý khách khi đến với trang trại! Đến với Trang trại Học Đường Vạn An ngoài việc nghỉ ngơi, học sinh sẽ được tham quan các khu chăn nuôi gia súc, gia cầm với các cảnh quan đẹp, được hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi lành trong khung cảnh gia đình ấm cúng. Trang trại cũng là nơi để học sinh nhận biết nhiều loại cây thuốc theo y học Dân tộc: Thông qua nhiều loại cỏ, cây, hoa lá và từng loại động vật, học sinh biết được những bài thuốc dân gian có tác dụng tốt cho sức khỏe con người…Trang trại có diện tích rộng để tổ chức vui chơi và sinh hoạt tập thể cho học sinh bằng những trò chơi dân gian và trò chơi hiện đại…
Khu du lịch trải nghiệm Hải Đăng
Nằm Cách trung tâm tp.Hà Nội 12km tại xã Yên Mỹ, huyện Thành Trì, Hà Nội, trang trại Hải Đăng nằm giữa cánh đồng rau sạch của Hà Nội tách biết với thế giới ồn ào, nhộn nhịp. Du lịch trải nghiệm Hải Đăng xây dựng chương trình với mong muốn mang lại những giá trị và trải nghiệm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Hải Đăng thiết kế các chương trình trải nghiệm đa dạng nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ vui chơi giải trí hết mình sau những giờ học mệt mỏi.
Du Lịch Sinh Thái Thăng Long
Trang trại Hoa cây cảnh Thăng Long tọa lạc trên mảnh đất màu mỡ của vùng đồng bằng bắc bộ (Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội). Đến đây bạn sẽ được ngắm những vườn hoa hồng châu Âu nở ngợp và tỏa ngát hương thơm. Tại trang trại này là tập hợp của hàng nghìn giống cây giống hoa làm cảnh quý và độc đáo đến từ mọi miền tổ quốc. Ngoài ra những giống cây trồng khó tính nhất từ nước ngoài như: châu Âu, châu Á, thậm chí những cây phủ xanh sa mạc nắng nóng cũng được sưu tầm và đã nhiệt đới hóa thành công. Du lịch trang trại là bạn có thể sưu tầm, tận mắt chứng kiến hàng nghìn chủng loại cây hoa cảnh mà bạn chưa từng có khái niệm trong đầu.
Du lịch Đền Dầm
Đền Dầm (thờ Mẫu Thủy, là một trong ba thánh mẫu của văn hóa tâm linh VN, bên cạnh Mẫu Đệ thiên và Mẫu Núi rừng) hiện ra uy nghi khuất sau hàng cổ thụ trăm tuổi. Đền khá rộng, kiến trúc cổ, cột gỗ mái ngói xưa cũ màu thời gian. Khuôn viên đền thoáng đãng, cây trên trăm tuổi. Lễ hội đền Dầm được tổ chức vào dịp tháng 2 mỗi năm từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Vào những ngày hội, sân đền đều chật kín du khách.
Du lịch Đền Đại Lộ
Đền Đại Lộ hay thường gọi là đền Lộ, thuộc thôn Đại Lộ, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, là một ngôi đền đã nổi tiếng từ lâu trong giới các con nhang đệ tử. Nằm ngoài đê, ngay sát sông Hồng nhưng thần linh được tôn thờ trong đền lại không phải là những vị thần có nguồn gốc từ châu thổ Bắc Bộ của những người nông dân trồng lúa nước mà lại là Tứ vị thánh nương - một trong bốn vị thần biển lưu lạc từ phương Bắc xa xôi tới. Đền Đại Lộ được xây dựng từ Triều Trần, cách đây khoảng hơn 700 năm. Xung quanh sự ra đời của ngôi đền cũng như lễ hội truyền thống này đã có nhiều nghiên cứu khác nhau, nhưng các cụ cao tuổi trong làng vẫn truyền lại cho con cháu một sự tích mang màu sắc huyền bí, đầy tự hào. Cái riêng của vùng quê Ninh Sở làm người ta nhớ, làm người ta không thể quên chính là văn hóa – tín ngưỡng và lễ hội đền Lộ diễn ra thường niên vào mỗi độ xuân về. Hàng năm, lễ hội đền Đại Lộ được tổ chức trọng thể tại đền Đại Lộ, chùa Đại Lộ và đền Quan trong 10 ngày, từ ngày 01 đến 10 tháng Hai âm lịch. Đền Đại Lộ được xây dựng từ Triều Trần, cách đây khoảng hơn 700 năm. Đền thờ “Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương”, đó là: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa. Đây chính là tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống lâu đời của nhân dân Việt Nam.
Du lịch Con đường hoa Tường Vi
Điểm đến nằm trong công viên thực vật cảnh Việt Nam, rộng gần 50.000 m2 tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km. Vào giữa tháng 6 đến tháng 7, hàng trăm gốc hoa tường vi ở đây lại nở rộ, tạo thành con đường rợp màu hồng. Những cây tường vi ở đây không quá cao, hoa thường sà ngang tầm mắt, thích hợp để chụp ảnh và lấy bóng râm.
11. Món ăn
Người "sành" ẩm thức chắc khó có thể quên được những món đặc sản nổi tiếng gắn liền với những địa danh của vùng đất này: làng Thanh Trì làm bánh cuốn; làng Mai Động làm đậu phụ; làng yên Ngưu nấu rượu; làng Tứ Kỳ làm bún; làng Lủ (Kim Lũ) làm kẹo; làng Tương Mai nấu xôi lúa; làng Pháp Vân nấu bún ốc; làng Tó (Tả Thanh Oai) làm miến, bánh đa; làng Quỳnh Lôi có mướp hương; làng Hoàng Mai có cà pháo; làng Bằng, làng Quang (Thanh Liệt) có vải, nhãn, dưa; làng Định Công có ớt; cửa ô Đông Lầm (Kim Liên ngày nay) có rau muống; Đầm Sét (Thịnh Liệt), Yên Sở (Yên Duyên-Mui và Sở Thượng-Lờ) có cá rô, cá chép…
Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của huyện Thanh Trì. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.
Dùng gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để tráng bánh được mỏng. Sau khi bánh chín, dùng thanh tre mỏng và tròn cuộn bánh đưa ra đĩa, sau đó cuộn thêm nhân làm từ thịt lợn, tôm, mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… thêm chút hành khô phi thơm cùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh cuốn Thanh Trì trước đây không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán bánh trên phố phường Hà Nội.
Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi thơm.
12. Phát triển đô thị huyện Thanh Trì
Thanh Trì là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, được định hướng trở thành quận nội thành của Hà Nội. Trên địa bàn huyện đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như: khu đô thị Tứ Hiệp, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Cầu Bươu, khu đô thị Đại Thanh.
Huyện Thanh Trì được Thành ủy phê duyệt đề án lên quận vào năm 2025. Theo đề án lên quận, Thanh Trì vẫn còn thiếu 3 chỉ tiêu về cân đối thu chi ngân sách, chỉ tiêu cây xanh công cộng, chỉ tiêu mật độ giao thông. Hiện huyện đang tăng gấp đôi nguồn lực để phấn đấu về trước nhiệm vụ từ 1-2 năm. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quy hoạch đô thị mới, hạ tầng giao thông, kêu gọi đầu tư các dự án cây xanh trên địa bàn…
13. Bất động sản huyện Thanh Trì
Trước đây, dù liền kề với 3 quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ nhưng với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Thanh Trì chưa được chú ý nhiều trên bản đồ bất động sản thủ đô và có giá bán đất tương đối rẻ so với nhiều khu vực tại Hà Nội.
Vài năm gần đây, khi quỹ đất nội đô càng trở nên hạn hẹp, Hà Nội mở rộng dần về phía Nam và đặc biệt, Thanh Trì được định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mạnh thương mại dịch vụ theo quy hoạch lên quận vào năm 2023, thị trường bất động sản Thanh Trì cũng ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.
Giá đất nhiều khu vực có sự gia tăng, đặc biệt là khu vực đất đấu giá. Khảo sát cho thấy, giá đất bình quân tại đây đang bị đẩy cao hơn so với mặt bằng giá trên thị trường, lên tới 50-70 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí, trong khi trước đó giá đất ở đây chỉ dao động từ 35 – 50 triệu đồng/m2. Đơn cử, mảnh đất 34m2 ở Tả Thanh Oai, ngõ thông ô tô đi các ngả đang được rao bán với giá 1,68 tỷ, tương đương khoảng gần 50 triệu đồng/m2.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì có rất nhiều dự án căn hộ chung cư đã và đang thi công, mở bán. Dưới đây là một số dự án chung cư tiêu biểu:
- Chung cư Tứ Hiệp Plaza (xã Tứ Hiệp): đã bàn giao năm 2019, giá từ 25 triệu/m2.
- Chung cư Tecco Skyville Tower (xã Tứ Hiệp): đã bàn giao năm 2020, giá từ 25 triệu/m2.
- Chung cư Tecco Garden Thanh Trì (xã Tứ Hiệp): đã bàn giao năm 2020, giá từ 20 triệu/m2.
- Chung cư nhà ở xã hội IEC (xã Tứ Hiệp): đã bàn giao quý 2/2021, giá từ 15 triệu/m2.
- Chung cư Eco Green City Nguyễn Xiển (xã Tân Triều): đã bàn giao năm 2019, giá từ 30 triệu/m2.
- Chung cư Tecco Diamond Thanh Trì (xã Tứ Hiệp): đang thi công, dự kiến bàn giao năm 2022, giá 23-25 triệu/m2.
- Chung cư Housinco Premium Nguyễn Xiển (xã Tân Triều): đang thi công, dự kiến bàn giao quý 1/2022, giá từ 28 triệu/m2.
- Chung cư Hồng Hà Eco City (xã Tứ Hiệp): đã bàn giao giai đoạn 1 năm 2019, đang thi công giai đoạn 2, giá từ 19 triệu/m2.
Theo đánh giá của các chuyên gia, so với các huyện sắp lên quận như Gia Lâm, Đông Anh hay Hoài Đức thì giá đất ở huyện Thanh Trì vẫn ở mức thấp. Cụ thể, với tầm tài chính từ 1 – 2 tỷ đồng, người mua và nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn tại Thanh Trì. Nhìn chung, với lợi thế quỹ đất dồi dào, mặt bằng giá bất động sản không quá cao, Thanh Trì vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng, phù hợp với túi tiền của phần đông người dân, thậm chí các nhà đầu tư mới vẫn có cơ hội tham gia.
14. Các dự án bất động sản
Huyện Thanh Trì có khoảng 28 dự án.
- Tên dự án: The Eden Rose.
- Vị trí: Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội (cách Nguyễn Xiển 2,2km).
- Chủ đầu tư: Vimefulland (thuộc Tập đoàn thiết bị Y tế Vimedimex lớn nhất Việt Nam).
- Đơn vị giám sát: Công ty CP CONINCO Việt Nam.
- Tư vấn thiết kế: ARCHI Việt Nam.
- Tổng diện tích: 8ha. Gồm 233 lô BT/LK, trường học, vườn hoa, hồ cảnh quan, bãi đỗ xe (2.710m2).
- Quy mô dân số tính toán: 960 người/8ha. Khoảng 44 người/m2 đơn vị đất ở.
- Loại hình sản phẩm: Biệt thự & nhà vườn Liền kề (tổng 233 lô).
- Bàn giao nhà: Quý III/2018.
- Giá bán: 60- 70tr/m2.
- Tên dự án: LEGACY GARDEN
- Nhà đầu tư dự án: Công ty Cổ phần Xây dựng lắp máy điện nước Hà Nội (Haweicco); Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị UDIC-Công ty TNHH Một thành viên.
- Vị trí dự án: Tại ô đất N01, N02 thuộc dự án Khu đô thị mới Hạ Đình, Ngõ 214 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Tổng diện tích: 90.305 m²
- Quy mô dự án: 2 tòa chung cư cao 30 tầng + 4 Block Liền kề Shophouse + 10 Block Biệt thự
- Pháp lý: sổ hồng lâu dài
- Giá từ: 187.8 - 281.9 triệu/m2.
Chung cư Eco Dream Nguyễn Xiển
- Loại dự án:Chung cư căn hộ.
- Vị trí: Lô đất TT6, khu đô thị Tây Nam Kim Giang I, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội
- Chủ đầu tư: Công ty TNNH bất động sản và xây dựng Việt Hưng
- Tổng thầu thi công: Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Xuân Mai (Xuân Mai Corp)
- Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần ECOLAND
- Đơn vị giám sát: Công ty Cổ phần TEXO Tư vấn và đầu tư
- Diện tích lô đất: 5.430 m2
- Diện xây dựng: 2.136 m2
- Mật độ xây dựng toàn khu: 41%
- Tầng cao: 27 tầng cao, 2 tầng TTTM và 3 tầng hầm
- Diện tích căn hộ: 45 – 97 m2
- Hình thức sở hữu: Vĩnh viễn
- Thời gian bàn giao nhà: Qúy I/2019
- Giá từ: 32.8 - 41.7 triệu/m2.