Lịch sử

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 1 tháng 7 năm 1969, Quận 11 của Đô thành Sài Gòn được thành lập trên cơ sở tách đất quận 5 và quận 6 trước đó. Ban đầu quận gồm 4 phường: Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa.

Năm 1972, lập thêm 2 phường: Bình Thạnh và Phú Thạnh tại Quận 11 (quận này có 6 phường). Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 11 gồm 6 phường: Bình Thạnh, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hoà, Phú Thọ, Phú Thạnh.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, quận 11 (quận Mười Một) thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, quận Mười Một cũng đổi tên phường Phú Thọ Hòa thành phường Phú Hòa, để tránh nhầm lẫn với phường Phú Thọ Hòa của quận Tân Sơn Nhì kế cận.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyễn quận 11 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 11 có 21 phường, đánh số từ 1 đến 21.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 11 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 11 tháng 7 năm 1983, quận 11 giải thể phường 2, địa bàn phường giải thể nhập vào các phường kế cận; số lượng phường trực thuộc quận còn 20.

Ngày 14 tháng 2 năm 1987, theo Quyết định số 33-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, ngoại trừ phường 1 không đổi, quận 11 giải thể 19 phường còn lại, thay thế bằng 15 phường mới, đánh số từ 2 đến 16. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến ngày nay:

  • Sáp nhập một phần phường 5 cũ với phường 7 thành 1 phường lấy tên là phường 7.
  • Sáp nhập phần còn lại của phường 5 với một phần phường 4 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 4.
  • Sáp nhập phần còn lại của phường 4 cũ với phường 6 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 6.
  • Sáp nhập một phần phường 14 cũ với phường 15 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 15 mới.
  • Sáp nhập một phần phường 14 cũ với phường 11 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 11.
  • Sáp nhập phần còn lại của phường 14 cũ với phường 13 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 13.
  • Sáp nhập một phần phường 18 cũ với phường 17 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 2.
  • Sáp nhập phần còn lại của phường 18 cũ với phường 16 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 16.
  • Sáp nhập một phần phường 21 cũ, một phần phường 20 cũ với phường 19 cũ thành 1 phường lấy tên là phường 14.
  • Sáp nhập phần còn lại của phường 21 với phường 20 thành 1 phường lấy tên là phường 5.

1. Giới thiệu về Quận 11

Quận 11 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây - Tây Nam. Quận chính thức được thành lập vào ngày 1/7/1969 với nhiều địa chỉ nổi tiếng như: khu du lịch Đầm Sen, chùa Giác Viên, chùa Phụng Sơn, khu liên hợp thể thao Phú Thọ,... cùng nhiều địa chỉ hấp dẫn khác.

2. Vị trí địa lý

Quận 11 thuộc nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có địa giới hành chính:

  • Phía Bắc giáp các quận Tân Bình (tại nút giao Lê Đại Hành bởi cánh cung Âu Cơ – Nguyễn Thị Nhỏ)

  • Phía Nam giáp Quận 5 (với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Chí Thanh và Nguyễn Thị Nhỏ) và Quận 6 (với ranh giới là các tuyến đường Hồng Bàng và Tân Hóa)

  • Phía Đông giáp Quận 10 với ranh giới là đường Lý Thường Kiệt

  • Phía Tây và Tây Bắc giáp quận Tân Phú.

Bản đồ hành chính Quận 11

Bản đồ hành chính Quận 11

Quận 11 được phân chia thành 16 phường, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 5,14 km², dân số năm 2019 là 209.867 người, mật độ dân số đạt 40.830 người/km².

4. Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, quận 11 có tốc độ tăng trưởng đều về mọi mặt từ kinh tế, dịch vụ, du lịch và sản xuất. Cơ sở hạ tầng tại đây cũng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống giao thông có hai con đường huyết mạch chính là đường Lạc Long Quân và đường 3/2, đường Âu Cơ. Hệ thống đường bộ giúp phát triển cho quá trình giao lưu kinh tế và văn hóa của các quận và tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, quận 11 có con đường 3/2 dẫn vào trung tâm của thành phố, đường Lạc Long Quân và đường Âu Cơ lại hướng về phía chung cư Tân Bình. 

Ngoài ra, quận 11 giáp ranh với quận Tân Bình và gần với sân bay Tân Sơn Nhất Nên giao thông đường bộ và cả đường hành không đều phát triển rất tốt và thuận tiện cho việc di chuyển của người dân. 

Bên cạnh đó, quận cón có nhiều trung tâm vui chơi giải trí, các công trình công cộng phục vụ nhu cầu đời sống của người dân như: trung tâm thể dục thể thao Phúc Thọ nơi phức hợp nhiều tiện ích khác như hồ bơi, câu lạc bộ quần vợt, trường đua ngựa và các hoạt động thê thao khác. 

5. Kinh tế

Giai đoạn 1986 – 2000, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân là 11%, giai đoạn 2001 đến 2004 tăng bình quân 10,2%. Doanh thu thương mại và dịch vụ vào giai đoạn 1986 đến 2000 tăng bình quân 18%, giai đoạn 2001 - 2004 tăng bình quân 16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 1.611,82 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Doanh thu thương mại dịch vụ đạt 14.294,5 tỷ đồng, tăng 23,23% so với cùng kỳ. Trong 7 tháng đầu năm 2008, Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện là 273 tỷ đồng đạt 66% so với dự toán năm (273/414 tỷ đồng), tăng 46% so cùng kỳ (273/186 tỷ đồng). Tổng thu ngân sách quận là 123,5 tỷ đồng đạt 75% so với dự toán năm (123,5/165,435 tỷ đồng), tăng 8% so cùng kỳ (123,5/114 tỷ đồng). Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 1000 tỷ đồng.

6. Văn hóa - Xã hội

Cùng với đầu tư phát triển kinh tế, Đảng bộ Quận luôn quan tâm lĩnh vực văn hóa - xã hội. Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, Quận đã đề ra nhiều chương trình, giải pháp để thực hiện. Nhờ huy động được sức mạnh toàn dân chăm lo cho sự nghiệp văn hóa - xã hội nên đã xuất hiện nhiều phong trào và các cuộc vận động có ý nghĩa chính trị sâu rộng, trong đó nổi bật nhất là các phong trào: "đền ơn đáp nghĩa", "xóa đói giảm nghèo", " xây dựng nhà tình nghĩa - nhà tình thương", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư"… đã thiết thực chăm lo cuộc sống nhân dân lao động nghèo, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, những người có công với nước, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các phong trào trên đã có tác động lớn đến từng người, từng gia đình, cơ quan, đơn vị, khơi dậy truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tương thân tương ái của người Việt Nam; đồng thời thúc đẩy thực hiện có kết quả nhiều chương trình mục tiêu của Quận như: đến năm 2000 toàn Quận đã hoàn thành xóa hộ đói, giảm đáng kể số hộ nghèo; hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở; cơ bản hoàn thành nhựa hóa - xi măng hóa các đường hẻm; bộ mặt phố phường được nâng cấp và có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao.

7. Dân cư 

Dân cư khu vực này người hoa cũng chiếm khá nhiều, nên có nhiều trường học ở đây có dạy thêm tiếng Hoa ngoài giờ cho mọi lứa tuổi muốn học. Ngày nay người gốc Hoa chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng các hoạt động kinh tế chiếm 30% số doanh nghiệp ký kinh doanh. Cộng đồng người Hoa tham gia hoạt động chủ yếu tập chung vào các lĩnh vực bán buôn, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, chiếm lĩnh một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như: hàng kim khí, điện máy, vàng, vải... 

Một số doanh nghiệp do người Hoa nổi tiếng có thể kể đến như: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (thương hiệu Biti's), Công ty thời trang Thái Tuấn, Công ty thực phẩm Kinh Đô,… Phẩn lớn người dân ở quận này chủ yếu là dân kinh doanh, buôn bán, nên khu vực nào ở đây cũng ồn ào náo nhiệt mọi lúc. Là một địa điểm dắt đỏ để kinh doanh nên mặt bằng khu vực này rất có giá có khi lên đến hơn cả trăm triệu một mét vuông. 

Tuy vậy, người dân nơi đây luôn mang cho mình tinh thần sống trách nhiệm, văn minh và hiện đại, để cùng nhau xây dựng quận 11 phát triển hơn và lớn mạnh hơn.

8. Du lịch

Công Viên Nước Đầm Sen

Công viên nước Đầm Sen và công viên văn hóa Đầm Sen là một công trình được thiết kế và xây dựng đa dạng thuộc công viên Đầm Sen. Đây không chỉ có riêng một khu công viên nước mà còn bao gồm các công trình theo phong cách từ Âu tới Á, từ hiện đại tới hoài cổ. 2 công viên này sẽ được đi vào bằng 2 cửa riêng biệt nhưng vẫn có một cổng liên thông giữa 2 công viên.

Công viên Văn hoá Đầm Sen

Là công viên giải trí nằm trên đường Hòa Bình, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Công viên có diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ và 60% cây xanh và vườn hoa.

Đầm Sen là một trong những khu du lịch lớn đặc sắc nhất nước Việt Nam. Kiến trúc được kết hợp một cách hoàn mĩ nền văn hóa Đông-Tây và một chút vẻ đẹp thời La Mã. Ngoài những khu vui chơi, Đầm Sen còn có những nhà hàng, khách sạn và hàng chục các loại hình khác để phục vụ khách du lịch. Đầm Sen là nơi vui chơi giải trí rất hấp dẫn cho người trong và ngoại nước.

Nhà Thi Đấu Phú Thọ

Nhà thi đấu Phú Thọ, tên chính thức là Nhà thi đấu Thể dục Thể thao Phú Thọ, là một nhà thi đấu đa năng nằm ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Nhà thi đấu nằm ngay gần Trường đua Phú Thọ – trường đua được xây dựng vào năm 1932. Nhà thi đấu này được xây dựng để phục vụ cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Nhà thi đấu có sức chứa 5.000 người cho các sự kiện thể thao và có thể đạt sức chứa tối đa khi kín khán giả là 8.000 người.

Mặc dù không chính thức được công nhận nhưng đây được coi là sân nhà trên thực tế của đội tuyển bóng đá trong nhà quốc gia Việt Nam.

Chùa Giác Viên

Chùa Giác Viên (tổ đình Giác Viên) còn có tên là chùa Hố Đất (vì trước đây ở bên rạch Hố Đất) là một ngôi cổ tự; hiện tọa lạc tại số 161/35/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.

Chùa có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam.

9. Ẩm thực

Sủi cảo Thiên Thiên

Có lẽ sủi cảo là món ăn không hề xa lạ với người Sài Gòn, mặc dù đây là món ăn có nguồn gốc từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, song vẫn được đón nhận nồng hậu bởi thực khách Việt. Sủi cảo Thiên Thiên là một trong những quán sủi cảo quận 11 lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến sủi cảo, có công thức riêng biệt cho phần nhân lẫn vỏ bánh. Đến đây bạn sẽ được thưởng thức những tô sủi cảo nóng, thơm, nước dùng ngọt thanh, vô cùng hấp dẫn.

Quán cô Ba

Quán cô Ba là quán ăn ngon quận 11 được nhiều người biết đến bởi các món đặc sản như: bánh căn, bánh xèo Phan Rang, chả cuốn, bánh canh chả cá, bún mắm nêm,… món nào cũng ngon, chuẩn vị. Quán ăn này có diện tích khá nhỏ, nhưng không gian bên trong vô cùng sạch sẽ, gọn gàng.

Trại bò BBQ

Nơi đây phục vụ các món nướng lẩu chuyên về bò các loại, nguồn nguyên liệu được lấy từ các trại bò tươi ngon, sạch, thế nên có thể yên tâm về chất lượng. Hơn nữa, Trại bò BBQ là quán ăn với phong cách hiện đại, trang nhã, phục vụ tận tình, chu đáo với menu cực kỳ đa dạng.

Cháo sườn Bomni

Bonmi là quán cháo sườn bình dân phục vụ mọi người, với nồi cháo nóng nhiều vị cùng thịt viên, sườn thật làm người ta mê mệt. Ngoài ra quán vẫn có thêm các món cháo lươn, cháo bò, cháo gà ác.

Bánh canh Năm Đoan

Đây là quán ăn chuyên phục vụ các món bánh canh dân dã như: bánh canh cá lóc, bánh bột lọc, cháo cá,… không chỉ có vị cháo đậm đà mà thịt cá cũng rất tươi, sơ chế kỹ nên không vị tanh, khi ăn có thể cho thêm chút chanh, ớt để tăng khẩu vị.

Bún Thái Tâm Như

Đây là một trong số quán ăn ngon quận 11 có từ lâu, với nhiều năm kinh nghiệm và sự sáng tạo riêng biệt, bún thái Tâm Như được thực khách đánh giá cao về cả hương vị lẫn màu sắc. Một tô bún thái thơm ngon có đầy đủ nguyên liệu tươi, nước dùng ngọt, sợi bún mềm, thêm vào đó là rau trụng ăn kèm và chanh ớt.

Cơm tấm Thuận Kiều

Cơm tấm Sài Gòn từ lâu đã nổi, còn ở quận 11 người ta biết đến nhiều hơn với cơm tấm Thuận Kiều. Là quán cơm nổi tiếng, Thuận Kiều luôn mong muốn mang đến sự hài lòng cho thực khách. Tuy giá thành có hơi cao so với nơi khác, song đĩa cơm tấm lại rất đầy đủ bao gồm sườn nướng đậm đà, dậy mùi, chả trứng, bì, dưa leo/cà chua, dưa chua cùng nước mắm được pha chế vừa ăn.

Mì Gọt

Món ăn này khá mới mẻ với người Sài Gòn, chính vì vậy nó mang hương vị độc đáo, riêng biệt. Với sợi mì tươi được chế biến thủ công, giòn dai hòa quyện cùng nước dùng đậm đà, ngọt thanh, thêm ít rau và thịt bò, bạn sẽ cảm nhận được độ ngon của tô mì đang dùng.

10. Các dự án bất động sản

Quận 11 có khoảng 17 dự án.

Res 11

  • Vị trí: 203 Đường Lạc Long Quân, Phường 3, Quận 11, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Địa Ốc 11
  • Diện tích: 1,564 m²
  • Quy mô: 1 block, 02 tầng hầm và 20 tầng nổi
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý III/2018
  • Mật độ xây dựng: 60 %
  • Giá từ: 42.6 - 54.2 triệu/m².

The Park Avenue

  • Vị trí: 586 đường 3/2, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Novaland Group
  • Diện tích: 8,937 m²
  • Quy mô: Gồm 2 tháp cao 32 tầng
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 140 triệu/m².

Tân Phước Plaza

  • Vị trí: Đường Lý Nam Đế, Phường 7, Quận 11, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Bất động sản Tân Phước
  • Đơn vị thi công: Công ty CP Xây dựng số 5
  • Diện tích: 1.2 ha
  • Số tòa: 3 tòa
  • Quy mô: gồm 3 block cao từ 24 – 26 tầng
  • Mật độ xây dựng: 36 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý II/2015
  • Giá từ: 38 - 52 triệu/m².

The Flemington

  • Vị trí: Phố Lê Đại Hành, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Bảo Gia
  • Diện tích: 1.1 ha
  • Quy mô: 3 tòa nhà 23 tầng nổi + 03 tầng hầm
  • Thời điểm hoàn thành: Quý I/2011
  • Giá từ: 48.5 - 63.2 triệu/m².

Hoa Sen - Lotus Apartment

  • Vị trí: số 262/20 Lạc Long Quân, Phường 10, Quận 11, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên SATRA
  • Diện tích: 3,082.3 m²
  • Diện tích xây dựng: 1,244 m²
  • Quy mô: gồm 2 tòa
  • Số căn hộ: 255 căn
  • Mật độ xây dựng: 39 %
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 38.8 - 46.8 triệu/m².