Lịch sử

Thời phong kiến

Lịch sử Quận 5 ngày nay gắn liền với sự hình thành, phát triển của khu vực Chợ Lớn và lịch sử hơn 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1623, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (chúa Sãi) cho thành lập đồn thu thuế Brai Konor (đồn Sài Gòn) tại Quận 5. Như vậy địa danh Sài Gòn nghĩa hẹp là để chỉ Quận 5

Năm 1820, vùng đất này thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836 thuộc huyện Tân Long, tỉnh Gia Định. Sau thuộc thành phố Chợ Lớn, tỉnh Chợ Lớn.

Thời Pháp thuộc

Ngày 27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu (một số tài liệu gọi là “Địa phương”) Sài Gòn – Chợ Lớn (Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon).

Ngày 31 tháng 8 năm 1933, Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập thêm quận 5. Quận 5 khi đó thuộc khu vực thành phố Chợ Lớn cũ trước năm 1931, ngày nay thuộc địa giới Quận 6, Quận 8 và Quận 11 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 6 năm 1951, Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam ký sắc lệnh số 311-cab/SG đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Lúc này, Quận 5 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô thành Sài Gòn. Khi đó, Quận 5 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.

Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 110-NV về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới: Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám (trừ ba quận: Nhứt, Nhì, Ba giữ nguyên, các quận còn lại đều đổi tên và thay đổi địa giới hành chính). Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) trùng với địa giới Quận 7 và phần địa giới thuộc Quận 4 cũ, phía bắc Kênh Tàu Hủ. Năm 1959, Quận Năm có 06 phường: An Đông, Chợ Quán, Trung ương, Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ.

Năm 1962, Quận Năm giải thể phường Trung ương; lập mới năm phường: Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức và Trang Tử. Như thế lúc này quận có 10 phường.

Năm 1969, tách đất của ba quận: Ba, Năm và Sáu, để lập mới quận Mười với 04 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa) và quận Mười Một với 04 phường (Phú Thọ, Bình Thới, Cầu Tre, Phú Thọ Hòa). Như thế Quận Năm còn 07 phường.

Năm 1974, lập thêm phường Nguyễn Trãi tại Quận Năm, lúc này Quận có 08 phường. Cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, Quận 5 (Quận Năm) gồm 08 phường: An Đông, Chợ Quán, Đồng Khánh, Hồng Bàng, Khổng Tử, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Trãi, Trang Tử.

Từ năm 1975 đến nay

Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành phố Sài Gòn – Gia Định được thành lập. Lúc này, Quận 5 (Quận Năm) thuộc Thành phố Sài Gòn – Gia Định cho đến tháng 7 năm 1976. Đồng thời, có những điều chỉnh do phường hiện hữu có diện tích quá nhỏ hoặc tương đối ít dân cư, trong đó Quận Năm sáp nhập Phường Hồng Bàng vào Phường Nguyễn Trãi, sáp nhập Phường Khổng Tử vào Phường Trang Tử. Như thế lúc này Quận 5 còn 06 phường.

Ngày 20 tháng 5 năm 1976, tổ chức hành chánh thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai (theo quyết định số 301/UB ngày 20 tháng 5 năm 1976 của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định). Theo đó, vẫn giữ nguyên Quận 5 cũ có từ trước đó. Lúc này, các phường cũ đều giải thể, lập các phường mới có diện tích, dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 5 có 24 phường, đánh số từ 1 đến 24.

Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VI, kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Quận 5 trở thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26 tháng 4 năm 1986, theo Quyết định số 51-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận 5 giải thể 24 phường hiện hữu, thay thế bằng 15 phường mới, đánh số từ 1 đến 15. Sự phân chia đơn vị hành chính này giữ ổn định cho đến nay:

  • Sáp nhập phường 19 và phường 20 thành một phường lấy tên là phường 1.
  • Giải thể phường 21, phường 22, phường 23 và phường 24 để thành lập 3 phường, lấy tên là phường 2, phường 3 và phường 4.
  • Sáp nhập phường 17 và phường 18 lấy tên là phường 5.
  • Giải thể phường 13 cũ, phường 14 cũ và phường 16 cũ để thành lập 2 phường, lấy tên là phường 6 và phường 7.
  • Giải thể phường 11 cũ, phường 12 cũ và phường 15 cũ để thành lập 2 phường, lấy tên là phường 8 và phường 9.
  • Giải thể phường 7 cũ, phường 8 cũ và phường 9 cũ để thành lập 2 phường lấy tên là phường 10 và phường 11.
  • Giải thể phường 1 cũ, phường 2 cũ, phường 3 cũ, phường 4 cũ, phường 5 cũ, phường 6 cũ và phường 10 cũ để thành lập 4 phường lấy tên là phường 12, phường 13, phường 14 và phường 15.

Dự kiến đến năm 2020, phường 15 sẽ được sáp nhập với phường 12 thành một phường lấy tên là phường 12.

1. Giới thiệu về Quận 5

Quận 5 là một quận nội thành thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, có mật độ dân cư đông đúc. Nơi đây sở hữu vị trí chiến lược và nhiều thế mạnh giúp phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực du lịch, bất động sản. Quận 5 cùng với Quận 6 còn được gọi chung là Chợ Lớn, khu trung tâm thương mại lớn nhất của người hoa ở Việt Nam.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp Quận 1 (với ranh giới là đường Nguyễn Văn Cừ) và Quận 4 (qua một đoạn nhỏ rạch Bến Nghé)
  • Phía Tây giáp Quận 6 với ranh giới là các tuyến đường Nguyễn Thị Nhỏ, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Sung và bến xe Chợ Lớn
  • Phía Nam giáp Quận 8 với ranh giới là kênh Tàu Hủ
  • Phía Bắc giáp Quận 10 và Quận 11với ranh giới là các tuyến đường Hùng Vương và Nguyễn Chí Thanh.

Bản đồ hành chính Quận 5

Bản đồ hành chính Quận 5

Quận 5 có 14 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 11, Phường 12, Phường 13 và Phường 14.

3. Diện tích và dân số

Quận có diện tích 4,27 km², dân số năm 2019 là 159.073 người, mật độ dân số đạt 37.254 người/km².

4. Kinh tế 

Quận 5 được xem là một trung tâm thương mại dịch vụ quan trọng của thành phố. Từ các chợ đầu mối trên địa bàn quận hàng hóa các loại được bán buôn, bán lẻ đi khắp các vùng đất nước và thế giới. Là địa bàn có đông cộng đồng người Hoa cư trú, sinh sống từ khá sớm. Trong quá trình định cư, cùng với người Việt, người Hoa Quận 5 đã có những đóng góp tích cực trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do của đất nước cũng như trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thành phố.

5. Y tế

Quận 5 là nơi tọa lạc của các bệnh viện lớn và nổi tiếng như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ khác như:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện An Bình
  • Bệnh viện Nguyễn Trãi
  • Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
  • Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới 
  • Bệnh viện Hùng Vương
  • Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
  • Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

6. Giáo dục

Quận 5 là nơi tọa lạc của các trường trung học nổi tiếng như: Trường Phổ thông Năng khiếu, THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng như các trường đại học lớn.

Các trường Đại học:

  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sài Gòn (tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân là trường Sư phạm Thể dục Miền Nam)
  • Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Dân cư

Nếu người Nam bộ nói chung là những người thân thiện, dễ mến, dễ chịu thì dân quận 5 cũng có những điều đấy. Đồng bào người Hoa sống ở quận 5 rất nhiều, nhiều đến nỗi mà cả con phố, con đường đều vang tiếng nói của người Quảng Đông, người Tiều, người Phước Kiến. Chính vì vậy, gọi dân quận 5 là dân người Hoa cũng không sai. Họ luôn là những người hào sảng, thích nói lớn tiếng. Nói lớn không phải để át giọng người khác hay đang cảm thấy bực bội, mà đó chẳng qua là “đặc tính” bẩm sinh. Họ nói lớn đến nỗi có khi cả xóm đều có thể nghe được. Không những vậy, họ cũng rất “nhiều chuyện”, chuyện nhà người khác cũng cố gắng nghe, tìm hiểu và từ đs dẫn đến nhiều tính huống dở khóc dở cười. Họ thân thiện và dễ cảm mến trước những người vừa gặp – đặc biệt là người Hoa giống họ.

Được mệnh danh là có tài kinh doanh bậc nhất. Vì vậy, họ giỏi trong việc buôn bán, kinh doanh. Trong lịch sử, cộng đồng này đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Dân quận 5 cũng là người giỏi nấu ăn, những món ăn của họ đều rất ngon, mang những vị mùi đặc trưng riêng. Họ chú tâm rất nhiều vào hình thức và cả mùi vị. Đặc biệt, nếu được mời đến nhà người Hoa ăn cơm, bạn hãy khen những món ăn của họ thật chân thành, ăn nhiều hơn hai chén cơm, họ sẽ rất quý bạn.

8. Giao thông

Đường bộ

Đường phố đô thị: Trên 55 tuyến đường nội đô thị có tổng chiều dài hơn 40.000m.

Tuyến đường hẻm: Hơn 630 tuyến đường hẻm dài 75.000m.

Có 3/4 nút giao thông quan trọng của thành phố tọa lạc tại quận:

  • Hồng Bàng – An Dương Vương – Ngô Quyền: Dạng vòng xuyến 6 nhánh được quy hoạch ranh giới 2,86ha.
  • Nguyễn Văn Cừ – Hùng Vương – Trần Phú: Có dạng vòng xuyến 6 nhánh được quy hoạch với ranh giới khoảng 3,59ha.
  • Hải Thượng Lãn Ông – Châu Văn Liêm: Dạng vòng xuyến 6 nhánh được quy hoạch ranh giới 3,09ha.

Trục đường chính Đông – Tây tại TPHCM

  • Quận lỵ kết nối: Từ quận 1, quận 3 đến quận 5
  • Tuyến đường kết nối: Trần Hưng Đạo, Lý Tự Trọng – Nguyễn Trãi, Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nguyễn Thị Minh Khai – An Dương Vương, Điện Biên Phủ – Ngô Gia Tự, Võ Thị Sáu – 3/2.

Đường cao tốc

  • Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương: Cách 65km
  • Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: 17km
  • Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành: 21km

Đường sắt

Tuyến đường sắt số 3A: 

  • Chiều dài: 19,8km
  • Tuyền đường kết nối: Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Ngã 6 Cộng Hòa – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Depot Tân Kiên – ga Tân Kiên.

Đường hàng không

  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Cách 8,5km
  • Sân bay quốc tế Long Thành Đồng Nai: 45km

Đường thủy

Có bến tàu và cụm cảng liền kề gồm:

  • Bến tàu cánh ngầm TP.HCM – Vũng Tàu: 6,6km 
  • Bến tàu cao tốc Bạch Đằng: 7,3km
  • Tân Cảng: 5km
  • Bến cảng Sài Gòn: 6,6km
  • Cảng Bến Nghé: 12km
  • Cảng Nhà Bè: 17km

Nằm gần hệ thống bến du thuyền gồm:

  • Bến du thuyền Sài Gòn: 5,2km 
  • Bến du thuyền hầm Thủ Thiêm: 5,7km
  • Bến du thuyền Sài Gòn Princess: 6.6km

9. Văn hóa - Du lịch

Thành ngữ

  • Ăn Quận Năm, nằm Quận Ba, chơi ra Quận Nhất (dị bản: xa hoa Quận Nhất)
  • Ăn Quận Năm, nằm Quận Ba, múa (hát) ca Quận Một, trấn lột Quận Tư.
  • Giao thừa ra Quận Nhất, Nguyên tiêu về Quận Năm.
  • Quận Năm lộng lẫy dáng hào hoa.
  • Sài Gòn có ông bánh bao, Quận Năm có bà há cảo.

Di tích cấp quốc gia

  • Khu trại giam bệnh viện Chợ Quán (nơi đồng chí Trần Phú hy sinh).
  • Nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (nơi đồng chí Nguyễn Tất Thành ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước).
  • Hội quán Nghĩa Nhuận.
  • Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà).
  • Hội quán Nghĩa An (Miếu Quan Đế hay Chùa Ông).
  • Hội quán Lệ Châu (Nhà thờ tổ thợ bạc).
  • Hội quán Quỳnh Phủ.
  • Hội quán Hà Chương.
  • Hội quán Ôn Lăng.
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh.
  • Miếu Nhị Phủ (Chùa Ông Bổn).

Di tích cấp Thành phố

  • Chùa Thiên Tôn.
  • Đình Tân Kiểng.
  • Hội quán Phước An.
  • Từ đường họ Lý.
  • Từ đường Phước Kiến (trong khuôn viên Bệnh viện Nguyễn Trãi).

Du lịch

The Garden Mall: Hội An ngay giữa lòng thành phố với tất cả những màu sắc sinh động và phong phú với con đường đèn lồng hay thế giới sách thu nhỏ và cả bảo tàng nghệ thuật trong mơ chính là mô hình mà The Garden Mall hướng tới. 

Chùa Bà Thiên Hậu: Tại Quận 5 có chùa bà Thiên Hậu nổi tiếng linh thiêng cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Sài Gòn. Nơi đây cũng là địa điểm check in cho các bạn trẻ rất đươc ưa thích nhờ lối kiến trúc đẹp và lạ. Tuy nhiên các du khách cần lưu ý ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề và tuyệt đối không nên có những tạo dáng gây phản cảm ở chốn linh thiêng.

Phố người Hoa: Ngay giữa trung tâm thành phố Sài Gòn thuộc quận 5 bạn có thể bắt gặp một con phố người Hoa và bắt đầu chuyến hành trình thưởng thức ẩm thực đặc trưng tại nơi đây với những món ăn ngon và lạ miệng. Bước chân vào con phố này bạn có cảm giác như đang đứng ở một thị trấn cũ của Trung Quốc với hàng quán san sát nhau, biển hiệu tiếng Trung đã mòn cũ. Tất cả tạo một không gian thật xưa.

Phố đèn lồng Lương Nhữ Học: Trung thu đã qua lâu rồi tuy nhiên đến với con phố đèn lồng tại Lương Nhữ Học vào dịp Tết bạn sẽ thấy như được sống lại không khí “đem hội trăng rằm” đó với vô số các món đồ màu sắc như trang phục múa lân, đèn lồng đèn ông sao, các quả tú cầu nhỏ đẹp mắt và rực rỡ, đặc biệt vào những ngày gần Tết, con phố trở nên đông đúc và tấp nập hơn bao giờ hết.

Công viên nước Đại Thế Giới: là địa điểm vui chơi, giải trí khá thú vị đối với các bạn trẻ muốn khám phá thế giới nước trong những ngày hè oi bức. Đại Thế Giới với những trò chơi mới lạ, hiện đại, những dịch vụ chăm sóc sức khỏe… không những phù hợp với thanh thiếu niên mà còn cả với những người lớn tuổi, đặc biệt là những người cần lấy lại cân bằng và phục hồi sức khỏe sau những giờ lao động vất vả.

Parkson Hùng Vương: là một trong sáu trung tâm thương mại thuộc hệ thống trung tâm thương mại Parkson tại Sài Gòn, nơi đây nổi tiếng vì vẻ sang trọng, nội thất tinh tế, hiện đại và có nhiều thú vui đa dạng. Mở cửa phục vụ từ năm 2005, Parkson Hùng Vương là một trong những trung tâm thương mại có số lượng nhãn hàng lên đến hơn 300, phù hợp cho những bạn thích đi dạo và mua sắm những mặt hàng thời trang như quần áo, giày dép và túi xách, ngay cả khi bạn không có nhu cầu mua sắm, cùng bạn bè dạo quanh những cửa hàng tại đây để cập nhật thêm xu hướng mới cũng rất thú vị.

10. Ẩm thực

Câu nói “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” là đủ biết ẩm thực của người Hoa ngon thế nào bởi đồ ăn có rất nhiều gia vị, từ hành, tỏi, ớt đến muối, đường,…

Hủ Tíu Sa Tế Lễ

Sở hữu vị trí tuyệt đẹp, ngay trung tâm quận 5, Hủ Tíu Sa Tế Lễ là một trong những quán ăn ngon quận 5 nổi tiếng được nhiều người dân Sài Gòn yêu thích. Hủ tiếu ở đây đặc biệt bởi vị thơm đặc trưng vị cay của sa tế kết hợp chút chua, béo, bùi, mặn, ngọt thật thanh và hơi cay bừng ấm. Những sợi hủ tiếu vừa dai, vừa mềm được trần qua nước sương sau đó cho vào bát hòa quyện với mùi thơm của thịt bò, chả bò viên, ngò gai,…

Quán ăn Bảo Anh

Quán ăn Bảo Anh là quán của nữ ca sĩ Bảo Anh The Voice, nằm ngay góc ngã tư nên có đến 2 mặt tiền mở ra hai góc đường giao nhau. Quán chuyên món ăn từ gà ta nên chủ yếu đồ ăn của quán là những món ăn được chế biến từ gà như: gỏi gà xé phay, cơm gà, cháo gà, miến gà, lòng mề gà… Thường khách hàng đến quán sẽ gọi món gỏi gà – một trong những món ăn tên tuổi của nơi đây. Gỏi được trộn theo khẩu vị của 3 miền Bắc Trung Nam. 

Súp cua – Bong bóng cá Cô Lan

Súp cua – Bong bóng cá Cô Lan là hàng ăn vỉa hè nhỏ. Quán khá dễ tìm ngay trên đoạn đường Lương Nhữ Học cạnh trường Hồng Bàng. Một tô súp cua bong bóng cá tại quán Cô Lan khá nhiều với cua, trứng chim cút, trứng vịt bắc thảo và bong bóng cá. Súp của cô Lan đặc vừa phải, mà có khuấy lên hay ăn đến gần hết độ đặc vẫn hoàn hảo như vậy. 

Osaka – Cơm thố Nhật Bản

Osaka – Cơm thố Nhật Bản là quán ăn ngon quận 5 chuyên phục vụ các món ăn Nhật, được khá nhiều “tín đồ” ưa đồ ẩm thực Nhật yêu thích. Đặc biệt quán gây hấp dẫn bởi các món cơm thố với nước sốt lạ miệng, ngoài ra các món mang hương vị Nhật như: tonkatsu, ramen, đùi gà nướng, mì udon,… cũng rất ngon. Không gian của Osaka hẹp, nằm trong một con hẻm hơi khó tìm, được bài trí theo phong cách Nhật Bản.

Hủ Tiếu Sa Tế Quảng Ký

Người sành ăn Sài Gòn thường tìm món hủ tiếu sa tế trong Chợ Lớn, một trong những tiệm bán món này lâu năm nhất có thể kể đến Hủ Tiếu Sa Tế Quảng Ký. Trải qua bao năm tháng, quán ăn này vẫn là một quán ăn  ngon quận 5, nằm khiêm tốn trước cổng hội quán Tam Sơn gần ngã tư Triệu Quang Phục – Nguyễn Trãi.

Bí quyết thành công của tô hủ tiếu sa tế Quảng Ký nằm ở chỗ, ông chủ quán đã điều chỉnh liều lượng của ớt trong công thức sa tế nguyên thủy. Đồng thời phối trộn với các gia vị khác như tôm khô, đậu phộng, tỏi, sả… để tạo nên phiên bản sa tế thơm ngon. Tất cả dường như kết hợp đủ vị cay, chua, béo, mặn, ngọt cùng mùi thơm đặc trưng từ nồi sa tế nóng hổi.

Phá lấu dê Phan Văn Trị

Phá Lấu dê Phan Văn Trị có lẽ là quán bán phá lấu sạch và ngon nhất tại quận 5. Các nguyên liệu làm phá lấu của quán được làm cẩn thận, rửa sạch và khử sạch mùi bảo đảm khách hàng sẽ không thể chê vào đâu được. Một điểm cộng khác cho quán là màu nâu cánh gián đặc trưng của món phá lấu được làm từ nước dừa hầm kỹ, chứ không phải phẩm màu nên ăn rất yên tâm.

11. Các dự án bất động sản

Quận 5 có khoảng 18 dự án.

Tam Đức Plaza

  • Tên dự án: Tam Đức Plaza
  • Vị trí: 926 Võ Văn Kiệt, Phường 5, Quận 5, TP.HCM
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH bất động sản Tam Đức 
  • Diện tích khu đất: 4.658m2
  • Diện tích sàn xây dựng: 61.872m2
  • Quy mô: 02 Block cao 25 tầng, 320 căn hộ
  • Năm khởi công: Năm 2017
  • Năm hoàn thành: dự kiến trước 2022
  • Giá bán: dự kiến 49 – 65 triệu/m2 chưa VAT.

Venus Luxury

  • Tên dự án: Căn hộ Venus Luxury
  • Vị trí: Số 66 Tân Thành, phường 3, quận 5, Tp.HCM (giao lộ Tân Thành + Đỗ Ngọc Thạch)
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Thương mại Địa ốc Việt (Vietcomreal)
  • Loại hình đầu tư: Căn hộ, thương mại, tài chính
  • Diện tích: 4,000 m²
  • Quy mô: 1 block cao 22 tầng, 383 căn hộ
  • Tiện ích: Sân vườn, hồ bơi, BBQ, siêu thị, Gym, trung tâm tài chính…
  • Giá từ: 70 triệu/m².

Hùng Vương Plaza

  • Vị trí: 126 Hồng Bàng, phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn Resco
  • Đơn vị thiết kế: Asca Cty TNHH Xây Dựng Kiến Trúc Miền Nam
  • Diện tích: 9.2 ha
  • Diện tích xây dựng: 10,000 m²
  • Quy mô: Khu A với 9 tầng là khu thương mại cao cấp Khu B gồm 2 tháp cao 30 tầng gồm 276 căn hộ cao cấp.
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 42.3 - 56 triệu/m².

The Everrich Infinity

  • Vị trí: 290 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt
  • Diện tích xây dựng: 8,000 m²
  • Số tòa: 2 tòa
  • Quy mô: cao 25 tầng, bao gồm 1 tầng tiện ích, 5 tầng officetel, 19 tầng chung cư tiêu chuẩn, cung cấp 739 căn hộ
  • Pháp lý: Sổ hồng riêng
  • Năm khởi công: Tháng 1/2015
  • Thời điểm hoàn thành: 4/2017
  • Tiện ích: nhà hàng, cafe, gym, vui chơi giải trí, spa thư giãn, siêu thị…
  • Giá từ: 66 - 85 triệu/m².

Ngọc Khánh Tower

  • Vị trí: 21 - 23 Nguyễn Biểu, Đường Nguyễn Biểu, Phường 5, Quận 5, Hồ Chí Minh
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kim Kim Hoàn Mỹ
  • Đơn vị thi công: Công ty cổ phần xây dựng Gammar
  • Đơn vị thiết kế: Công ty Cổ phần kiến trúc Thái An
  • Diện tích xây dựng: 886 m²
  • Quy mô: 18 tầng (2 tầng hầm, 3 tầng trung tâm thương mại); 132 căn hộ
  • Mật độ xây dựng: 70 %
  • Thời điểm hoàn thành: Tháng 12/2015
  • Giá từ: 36.7 - 36.7 triệu/m².