NTS là loại đất gì?

avatar
By Nguyễn Trung

15/02/2023

Đất đai tại Việt Nam được phân thành 3 loại chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản (đất NTS) được xếp vào loại đất nông nghiệp. Vậy đất NTS là gì? Các đặc điểm của loại đất này như thế nào? Bài viết dưới đây của Dandautu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Đất NTS Là Gì?

Khái niệm: Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp theo phân loại đất dựa trên các quy định của pháp luật Việt Nam về đất đai. Đất NTS được sử dụng cho mục đích nuôi, trồng thủy sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng nước ngọt.

Ký hiệu: NTS - đất nuôi trồng thủy sản.

Màu sắc trên bản đồ quy hoạch: 

Mục Đích Sử Dụng Đất NTS Là Gì?

Pháp luật Việt Nam quy định loại đất NTS được sử dụng cho mục đích nuôi, trồng thủy sản. Trong đó, đất NTS gồm các loại đất nuôi trồng nước ngọt, đất nuôi trồng nước lợ và đất nuôi trồng nước mặn. 

Thời Hạn Sử Dụng Đất NTS Là Bao Lâu?

Khi tìm hiểu đất NTS là gì hay đất nuôi trồng thủy sản là gì, bạn cũng cần quan tâm đến thời hạn sử dụng đất. Theo đó, Khoản 3 - Điều 126 Luật Đất đai 2013 cho biết, thời hạn sử dụng đất NTS tính từ thời gian giao đất, cho thuê để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản được quyết định theo đơn xin giao đất, thuê đất hoặc dự án đầu tư nhưng thời gian không quá 50 năm. 

Trong trường hợp hết hạn thuê đất NTS mà người sử dụng có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì được phép gia hạn nhưng thời gian cũng không quá 50 năm. 

Đối với dự án có khả năng thu hồi vốn chậm nhưng vốn đầu tư lớn, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn sử dụng dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm. 

Như vậy, thời hạn sử dụng đất NTS tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất là không quá 50 năm. Nết đất NTS nằm trong một thửa đất có nhiều mục đích sử dụng thì thời hạn sử dụng đất NTS sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng đất chính.

Đất NTS Có Lên Thổ Cư Được Không?

Đất NTS có lên thổ cư được nhưng phải phụ thuộc vào :

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Ngoài ra, để đất NTS được chuyển lên thổ cư thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Nếu đất NTS không thuộc quy hoạch, chưa có kế hoạch sử dụng đất thổ cư thì chưa đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Đất NTS Có Chuyển Nhượng Được Không?

Đất NTS được phép chuyển nhượng nhưng cần đáp ứng các điều kiện chuyển nhượng, hạn mức và thời hạn chuyển nhượng. Theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai 2013, để chuyển nhượng đất NTS phải có: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp và đang trong thời hạn sử dụng đất, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành ấn. 

Bên cạnh đó, quy định về thi hành Luật đất đai tại Khoản 2 - Điều 104 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2014 của Chính phủ cho biết, các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng thì chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất NTS cho các cá nhân, hộ gia đình sinh sống trong phân khu đó. 

Đất NST Có Được Cấp Sổ Không? Có Được Chuyển Đổi Thành Đất Ở Không?

Đất NTS thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, theo quy định để được cấp sổ đỏ thì sẽ phải chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.

Để chuyển đổi từ đất NTS sang đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện). Từ đó mới đủ điều kiện xin phép xây dựng nhà ở. 

Ngoài ra, để chuyển đổi mục đích từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở, mảnh đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 52 Luật Đất Đai.

Đất Nuôi Trồng Thủy Sản Có Được Bồi Thường?

Đất nuôi trồng thủy sản thuộc nhóm đất nông nghiệp, trong trường hợp nhà nước thu hồi thì người sử dụng được nhận bồi thường theo quy định tại điều 77 Luật Đất đai 2013. Theo đó:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:

  • Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế. Như vậy, đất NTS sẽ được bồi thường trong mức hạn mức giao đất đã được đề cập ở trên.
  • Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;

Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

Như vậy, nếu thu hồi đất nông nghiệp là đất nuôi trồng thủy sản, nhà nước sẽ tiến hành bồi thường bằng tiền hoặc bằng đất. Giá đất bồi thường được tính dựa trên mức giá trong bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành ở thời điểm xảy ra sự kiện thu hồi đất.

Tác giả
avatar
Nguyễn Trung

Cố vấn phát triển dự án đô thị thành phố

Từng tham gia tự vấn các dự án phát triển các khu đô thị lớn tại hà nội và hồ chí minh. Giảng viên nhiều khóa học đào tạo kiến thức đầu tư bất động sản, tài chính.