Lịch sử
Vào đời Tây Sơn, huyện có tên là Phú Lộc. Sau đó, Gia Long đổi là Phúc Lộc.
Năm Minh Mạng thứ 12 (năm 1831), thành lập tỉnh Sơn Tây. Khi đó, huyện Phúc Thọ thuộc phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây.
Ngày 21/4/1965, theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hợp nhất 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Phúc Thọ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Theo đó, huyện Phúc Thọ nhập vào thành phố Hà Nội.
Ngày 17/02/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49 - CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.
Sau khi điều chỉnh huyện Phúc Thọ gồm 20 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.
Ngày 02/06/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 101 - HĐBT về việc phân ranh giới huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ thuộc thành phố Hà Nội. Theo đó, tách các xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc thuộc huyện Ba Vì để sáp nhập vào huyện Phúc Thọ.
Sau khi điều chỉnh huyện Phúc Thọ gồm 22 xã: Cẩm Đình, Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Phương Độ, Sen Chiểu, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Phú, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc.
Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, huyện Phúc Thọ chuyển về tỉnh Hà Tây.
Ngày 29/8/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107 - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị trấn Phúc Thọ thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của các xã Phúc Hòa và Thọ Lộc. Sau khi điều chỉnh, huyện Phúc Thọ có 23 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Phúc Thọ và 22 xã.
Từ ngày 01/08/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29/05/2008. Theo đó huyện Phúc Thọ là huyện trực thuộc Hà Nội.
1. Giới thiệu về huyện Phúc Thọ
Phúc Thọ là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Nơi đây địa danh được hình thành sớm cùng lịch sử dân tộc, nơi hòa quyện giữa 3 con sông: sông Hồng, sông Tích và sông Đáy đã tạo nên vùng đất có truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử - cái tên huyện Phúc Thọ đến nay đã có niên đại gần 200 năm.
2. Vị trí địa lý
- Phía Đông tiếp giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức
- Phía Tây tiếp giáp thị xã Sơn Tây
- Phía Nam tiếp giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai
- Phía Bắc tiếp giáp hải huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ
Hiện tại, huyện Phúc Thọ có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Xuân Đình, Võng Xuyên, Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà, Trạch Mỹ Lộc, Tích Giang, Thượng Cốc, Thọ Lộc, Thanh Đa, Tam Thuấn, Tam Hiệp, Sen Phương, Phụng Thượng, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Long Xuyên, Liên Hiệp, Hiệp Thuận, Hát Môn.
3. Diện tích và dân số
Huyện Phúc Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là 117 km², dân số vào năm 2016 khoảng 250.000 người. Mật độ dân số đạt 2.137 người/km².
4. Kinh tế - Xã hội
Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện có những bước phát triển khá, tăng trưởng bình quân đạt mức cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị các ngành chủ yếu bình quân trong 10 năm đạt 9,1%, nông nghiệp tăng bình quân 4,9%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,8%, Thương mại- Dịch vụ tăng 9,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52 triệu đồng/người/năm. Diện mạo nông thôn có bước thay đổi rõ rệt; cộng đồng dân cư gắn kết chặt chẽ hơn; nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, với sự quyết tâm cao trong quá trình triển khai, thực hiện, huyện Phúc Thọ đã đạt nhiều kết quả. Đến nay, 20/20 xã trên địa bàn huyện đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Phúc Thọ cũng đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Với khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phúc Thọ lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Phát huy truyền thống quê hương anh hùng; xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; huy động mọi nguồn lực quyết tâm xây dựng Phúc Thọ trở thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, có kinh tế khá giả, môi trường xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp.
5. Văn hóa
Phúc Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử, góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng, Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Huyện Phúc Thọ lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa, nhiều lễ hội đặc sắc. Số liệu thống kê đến tháng 06/2015 cho thấy, toàn huyện có 194 di tích lịch sử - văn hóa gồm 59 đình, 78 chùa, 34 đền miếu, 21 nhà thờ thọ,...
Di tích tiêu biểu tại huyện Phúc Thọ có đền Hát Môn, đình Hạ Hiệp, miếu Thuần Mỹ, đình Tường Phiêu, chùa Tổng, chùa Triệu Xuyên, đình Thanh mạc, đình thuấn nội, đèn Trong, đền Ngoài,... Phúc Thọ cũng là vùng đất giàu truyền thống khoa bảng với nhiều người đỗ đạt, thành danh.
Trong những năm gần đây, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa được đẩy mạnh, phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện Phúc Thọ. Công tác giáo dục - đào tạo, an ninh trật tự, chăm sóc sức khỏe của người dân được đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân huyện Phúc Thọ.
6. Giáo dục
Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên, học sinh.
Báo cáo kết quả năm học 2020 - 2021, đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đạo huyện Phúc Thọ cho biết, tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng ngành giáo cụ đào tạo huyện đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 với hệ thống trường hợp ngày càng hoàn thiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư, đội ngũ giáo viên tiếp tục được kiện toàn về cơ cấu và chất lượng.
Chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Phúc Thọ trong vài năm gần đâu được cải thiện rõ rệt. Kết thúc năm học 2020 - 2021, kết quả đánh giá bậc học mầm non, mẫu giáo đạt 99,2%; cấp tiểu học đại 96,5% học sinh đánh giá hoàn thành tốt và hoàn thành kiến thức, kỹ năng các môn học. Tỷ lệ tốt nghiệp cấp THCS đạt 99,06%...
7. Y tế
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tại huyện Phúc Thọ đã và đang được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn. Ngoài Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ còn có Trung tâm y tế huyện Phúc Thọ, Phòng khám đa khoa Ngọc Tảo và các trạm y tế tại các xã trực thuộc huyện.
- Trạm y tế xã Hát Môn
- Trạm y tế xã Hiệp Thuận
- Trạm y tế xã Liên Hiệp
- Trạm y tế xã Long Xuyên
- Trạm y tế xã Ngọc Tảo
- Trạm y tế xã Phúc Hòa
- Trạm y tế xã Phụng Thượng
- Trạm y tế xã Sen Phương
- Trạm y tế xã Tam Hiệp
- Trạm y tế xã Tam Thuấn
- Trạm y tế xã Thanh Đa
- Trạm y tế xã Thọ Lộc
- Trạm y tế xã Thượng Cốc
- Trạm y tế xã Tích Giang
- Trạm y tế xã Trạch Mỹ Lộc
- Trạm y tế xã Vân Hà
- Trạm y tế xã Vân Nam
- Trạm y tế xã Vân Phúc
- Trạm y tế xã Võng Xuyên
- Trạm y tế xã Xuân Đình
- Trạm y tế thị trấn Phúc Thọ.
8. Giao thông
Hạ tầng giao thông huyện Phúc Thọ đã và đang được đầu tư xây dựng, mở rộng nâng cấp. Những tuyến đường huyết mạch trên địa bàn huyện gồm Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, Tỉnh lộ 418 và Tỉnh lộ 421. Vai trò của các tuyến đường này là kết nối huyện Phúc Thọ Hà Nội với các huyện, quận khác trong TP. Hà Nội và các vùng kinh tế. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Phúc Thọ trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm Thủ đô cũng như các huyện, thị lân cận.
Giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ
Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ gồm các tuyến đường bộ, đường thủy và đường vành đai.
- Đường bộ: Quốc lộ 32, Tỉnh lộ 417, Tỉnh lộ 418, Tỉnh lộ 421 kết nối nội huyện và giữa huyện Phúc Thọ với các huyện, quận khác trong TP. Hà Nội cũng như vùng lân cận khác. Cùng với đó là tuyến đường trục Tây Thăng Long kết nối khu vực Tây Hồ Tây, phía Bắc cầu Thăng Long và Khu đô thị Sơn Tây.
- Đường vành đai: Tuyến đường Vành đai 3 kết nối giao thông giữa TP. Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng Thủ đô, có chạy qua địa bàn huyện Phúc Thọ, tạo thuận lợi cho người dân giao thương, đi lại.
- Đường thủy: Huyện Phúc Thọ là nơi giao thoa giữa ba con sông gồm sông Đáy, sông Tích và sông Hồng. Huyện nằm trong tuyến sông Hồng bắt đầu từ Km 255 (giáp ranh giữa xã Xuân Phú - Phúc Thọ - Hà Nội với xã Trung Hà - Yên Lạc - Vĩnh Phúc) đến Km 235 + 800 (giáp ranh giữa xã Vĩnh Ninh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc với xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây - Hà Nội).
Các tuyến đường cấp đô thị
Đường tỉnh 419 thuộc huyện Phúc Thọ đã được cải tạo, nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III với quy mô từ 2 - 4 làn xe đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân trên địa bàn. Tuyến đường tỉnh 421 và 419 kết nối theo hướng Bắc Nam hình thành lộ trình Tây Thăng Long, kết nối giữa huyện Phúc Thọ với các huyện, thị lân cận như Sơn Tây, Đan Phượng.
Đường tỉnh 417 và 418 đi qua thôn Tây, xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ; thôn Phù Long, xã Long Xuyên, huyện Phúc Thọ và UBND xã Xuân Phú, điểm cuối tuyến gần với sông Hồng.
Các tuyến đường cấp khu vực
Tại huyện Phúc Thọ, các tuyến đường liên huyện được nâng cấp đạt tiêu chuẩn loại III, loại IV. Cùng với đó là các tuyến đường liên tỉnh kết nối thị trấn Phúc Thọ với vùng nông thôn.
Các tuyến đường cấp nội bộ huyện Phúc Thọ
Các đoạn, tuyến đường cấp nội bộ huyện Phúc Thọ được phát triển tùy theo điều kiện sống của mỗi khu vực và kết hợp cùng quá trình xây dựng hệ thống chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước. Giao thông nội bộ Phúc Thọ đảm bảo nhu cầu di chuyển, giao thương của người dân và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện phúc Thọ.
Các trạm bus và giao thông tĩnh
Các tuyến xe bus chạy qua, hoạt động trên địa bàn huyện Phúc Thọ gồm xe 20B, xe 89, xe 91; các trạm 1438, 1148, 1149, 1147, 1150, 2001.
9. Du lịch
Du lịch Phúc Thọ Hoa Bay
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 25km về phía Tây, Hoa Bay còn được biết đến là công viên của các loài hoa. Với diện tích 4ha nằm ở sát vị trí sông Đáy, trong một thung lũng đẹp như tranh vẽ, bao quanh là các cánh đồng và khu trồng nông sản sạch. Khu vườn nhiệt đới luôn phủ một màu xanh mát, thực sự là kiệt tác về thiết kế cảnh quan. Rời xa không khí ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành, những dịp cuối tuần con người ta luôn muốn tìm về những vùng quê yên bình, thanh thản. Đó là lý do, khu du lịch sinh thái Phúc Thọ Hoa Bay được coi là điểm đến lý tưởng cho những tâm hồn yêu tha thiết thiên nhiên, muốn hòa mình vào cảnh quan hoang dã, độc đáo mà không kém nét thơ. Phong cách kiến trúc nơi đây mang đậm dấu ấn Hoa Bay với chủ đề hòa quyện trong thiên nhiên. Các con đường đều được lát đá, trong khu vườn được trồng nhiều loài hoa với hương thơm và sắc màu phong phú, điểm xuyết bằng những kiến trúc kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Đông – Tây bên cỏ – cây, bên đồi – nước.
Du lịch Đền Hát Môn
Đền Hát Môn thuộc xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ (xưa là Phúc Lộc, tỉnh Sơn Tây), nơi có một trong ba ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và lâu đời nhất của nước ta. Trước kia, ngôi đền vốn nằm trên bãi cát ở cửa sông Hát (đoạn sông Đáy đổ ra sông Hồng), sau do sông đổi dòng nên đền đã vào sâu trong đất liền. Hát Môn nghĩa là cửa sông Hát, nơi Hai Bà Trưng lập đàn và mở hội thề tụ nghĩa vào năm 40 đầu công nguyên, trước khi xuất quân đuổi thái thú Tô Định về Hán. Sau khi cùng các thủ lĩnh khác chiếm được 65 thành trì ở Lĩnh Nam, Hai Bà bèn tự lập làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Năm 43, vua Hán sai danh tướng Mã Viện sang xâm lược. Sau trận đầu thất bại tại Lãng Bạc, hắn bày kế mai phục lật lại tình thế. Theo truyền thuyết, Hai Bà phải rút quân về giữ Cấm Khê, cuối cùng nhảy xuống sông Hát tự vẫn. Sau này nhân dân xã Hát Môn lập đền thờ Hai Bà ở kề chân đê.
Du lịch Đình Hạ Hiệp
Ngôi đình ở thôn Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đình thờ Hoàng Đạo, một danh tướng tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trong những năm 40 – 43 sau công nguyên. Đình còn có tên là đình Liên Hiệp hay đình Kẻ Hiệp. Đình có kiến trúc hình chữ Đinh, mặt quay về hướng Tây Nam. Trước đình là hồ bán nguyệt, tiếp đến là tam quan, tả vu, hữu vu, tiền tế, đại đình và hậu cung. Tam quan gồm hai trụ lớn hình vuông, đỉnh trụ có tượng chim phượng gắn mảnh sứ. Tiền tế kiến trúc kiểu chồng diêm hai mái, gồm ba gian, hai chái, bốn hàng cột vuông, hai hàng giữa bằng gỗ, hai hàng bên bằng đá. Đại đình gồm ba gian hai chái, có sáu hàng cột, kết cấu lối chồng giường giá chiêng. Chân cột của đại đình có những lỗ mộng rầm sàn, nay không còn dấu tích. Nền lát gạch Bát Tràng. Hai góc bờ mái tiền tế gắn tượng nghê, một con bằng đất nung có niên đại cuối thế kỷ XVII và một con bằng vữa có gắn mảnh sứ. Bờ dải gắn gạch hộp hoa chanh, bốn phía cũng có tượng nghê. Trên xà nách của nhà tiền tế chạm trổ hoa lá, rồng, long mã. Ở cốn nách trang trí long, ly, quy, phượng, văn cỏ cây, văn hình học. Tòa tiền tế có niên đại khoảng giữa thế kỷ XIX. Trên bờ nóc đại đình, hai đầu có hai con kìm bằng vữa ghép sứ. Đầu và thân bẩy, kẻ, cốn đều có chạm hình rồng.
10. Món ăn
Ẩm thực cũng là một nét đặc trưng của Phúc Thọ với những món ăn đậm chất dân dã, đầy hương vị vùng quê như: cà dầm tương, gà ngủ cành bưởi, nem Phùng, đậu, tôm, cá sông Đáy nướng, bánh tẻ quê, canh rau muống tiến vua, thịt nướng lõi ngô, bưởi Phúc Thọ, chuối Vân Nam, tương nếp xã Tam Hiệp, nghề bún, bánh thôn Linh Chiểu (xã Sen Phương),…
Cà dầm tương
Món cà dầm tương là một món ăn dân giã, truyền thống gắn bó quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. Để lưu giữ hương vị đậm đà bản sắc ấy, thời gian qua huyện Phúc Thọ đã xây dựng thương hiệu cà dầm tương để giới thiệu, quảng bá đến du khách mọi miền. Đồng thời tạo điều kiện cho nghề làm cà dầm tương của xã Tam Hiệp phát triển.
Rau muống tiến vua
Loại rau muống đặc sản tiến vua này có nguồn gốc từ làng Linh Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Các cụ trong làng kể lại, một ngày, vua kinh lý qua làng Linh Chiểu (xã Sen Chiểu), ngài nghỉ trưa ở đây. Dân chúng vốn nghèo không có sơn hào hải vị đành dâng món rau muống mà họ ăn hàng ngày hy vọng nhà vua xá tội. Ăn thử, ngài ngạc nhiên vì rau không chát, ăn giòn, vị đậm và từ đó cứ đến ngày vua đến làng dân trong vùng lại chọn những cây rau thân trắng, lá thưa dâng lên đức vua và lệnh cho dân trong làng trồng thêm rau để tiến cung. Người dân Sen Chiểu từng tự hào rau muống tiến vua là một trong những đặc sản của xứ Đoài.
Đậu làng Linh
Đậu làng Linh có màu vàng đẹp là nhờ nước nghệ tươi. Những củ nghệ bánh tẻ đem gọt vỏ, rửa sạch, cho vào cối đá giã nhỏ rồi xay cho nhuyễn, lọc lấy nước, bỏ bã làm cho bìa đậu có màu vàng và ngậy. Đậu phụ vàng làng Linh có thể ăn nóng ngay khi lấy từ khuôn ra hoặc nướng trên than củi, ăn với mắm tôm chanh ớt, muối vừng... Người ta có thể rán hoặc thái thành từng miếng đậu nhỏ sốt cà chua, hành và thịt lợn ba chỉ...
11. Tình hình thị trường bất động sản huyện Phúc Thọ
Với hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dồi dào, giá mềm hơn khu vực nội thành, bất động sản huyện Phúc Thọ nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc. Giá nhà đất Phúc Thọ vì thế cũng gia tăng theo thời gian.
Các thông tin về quy hoạch, hạ tầng, dự án kéo theo giá bất động sản tăng lên, đỉnh hình là thông tin quy hoạch các khu công nghiệp, đẩy nhannh tiến độ các dự án cụm công nghiệp trên địa bàn, triển khai nhánh đường Vành đai 3,5; Vành đai 4, trục Tây Thăng Long... Tuy vậy, biên độ giá lên xuống ở mức thấp, diễn ra chóng vánh và cục bộ.
Trong những tháng cuối năm 2021, giá đất tại nhiều huyện vùng ven Hà Nội, trong đó có Phúc Thọ được đẩy lên một cách bất thường bởi giới "cò" đất. Môi giới tìm về các xóm gom mua đất ruộng, đất nông nghiệp rồi thổi giá lên cao khiến người dân hoang mang, gây nhiễu loạn thông tin thị trường.
Thông thường, cách thức thổi giá nhà đất trên thị trường sẽ do một nhóm các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mua gom đất và tung thông tin về quy hoạch để hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư theo hiệu ứng tâm lý đám đông sẽ đổ xô vào mua đất chờ lên giá bán lại kiếm lời. Nhóm này tạo nên các cơn sốt đất ảo hòng trục lợi. Nhóm các nhà đầu cơ sau đó sẽ rút đi và hệ quả là nhiều nhà đầu tư bán tháo, bán cắt lỗ để thu hồi vốn, nhiều nhà đầu tư không thanh khoản kịp sẽ bị kẹt vốn.
Các lô đất thổ cư tại huyện Phúc Thọ hiện được rao bán với giá dao động từ 14 - 28 triệu đồng/m2 tùy vị trí trong ngõ hẻm hay mặt đường thuận tiện đầu tư, kinh doanh.
Như vậy, khoảng giá đất thổ cư huyện Phúc Thọ khá đa dạng, tùy nhu cầu và khả năng tài chính, nhà đầu tư lựa chọn suất đầu tư phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro, người mua đất cần tìm hiểu kỹ thông tin pháp lý, quy hoạch trước khi xuống tiền.
12. Dự án bất động sản
Dự án Sunshine Heritage Resort
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Sunshine
- Quy mô dự án: 250ha
- Loại hình sản phẩm: Biệt thự thấp tầng (đơn lập và song lập)
- Tổng thầu thi công: Smart Contructions Group – SCG
- Biệt thự sinh thái Á – Âu: 1900
- Tiệm cận mặt sông: 11km
- Tiện ích thượng đẳng: hơn 100 tiện ích
- Hình thức sở hữu: Sổ đỏ lâu dài
- Thời gian khởi công: Quý năm 2020
- Thời gian bàn giao: Quý 4 năm 2022
- Địa chỉ: Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội
- Giá từ: 9.3 - 19.2 triệu/m².