Lịch sử 

Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Sơn Tây và Quốc Oai là một trong năm phủ của tỉnh Sơn Tây. Phủ Quốc Oai khi đó gồm hai huyện Đan Phượng và Thạch Thất.

Năm 1888, sau khi tách huyện Đan Phượng về phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông mới lập, phủ Quốc Oai chuyển thành huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Sơn Tây.

Ngày 21/ 4/1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm có 23 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Hoàng Ngô, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 5 thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 đã quyết định mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, chuyển các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hoà, Tân Phúc, Đại Thành của huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình nhập vào thành phố Hà Nội. Sau khi điểu chỉnh, huyện Quốc Oai còn lại 16 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Hoàng Ngô.

Ngày 17/2/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP điều chỉnh địa giới hành chính các huyện ngoại thành Hà Nội. Theo đó, sáp nhập các xã Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc Oai vào huyện Hoài Đức; sáp nhập các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp của huyện Quốc Oai vào huyện Phúc Thọ.

Ngày 23/12/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 178-HĐBT thành lập thị trấn Quốc Oai thuộc huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Sơn Bình trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hoàng Ngô. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 15 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; chuyển thị xã Sơn Tây và năm huyện Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc tỉnh Hà Tây.

Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 52-CP về việc điều chỉnh địa giới huyện và thành lập thị trấn, phường thuộc các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, thị xã Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây. Theo đó, chuyển các xã Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Tân Hòa của huyện Hoài Đức về huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 19 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa.

Từ ngày 1/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008. Theo đó, huyện Quốc Oai thuộc Hà Nội.

Ngày 1/8/2008, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ký Quyết định số 20/QĐ-Ủy ban Nhân dân về việc tạm giao toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Đông Xuân (trước đây thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) về huyện Quốc Oai quản lý kể từ ngày 1/8/2008.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đông Xuân vào huyện Quốc Oai quản lý. Sau khi điều chỉnh, huyện Quốc Oai có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Quốc Oai và 20 xã Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đồng Yên, Liên Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

1. Giới thiệu về huyện Quốc Oai

Huyện Quốc Oai tọa lạc ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Thành phố khoảng 20km. Huyện sở hữu vị trí có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Hà Nội. 

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông tiếp giáp huyện Hoài Đức và quận Hà Đông bởi ranh giới là sông Đáy
  • Phía Tây tiếp giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Phía Nam tiếp giáp huyện Chương Mỹ
  • Phía Bắc tiếp giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ.

Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai

Bản đồ hành chính huyện Quốc Oai

Quốc Oai hiện có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 Thị trấn Quốc Oai và 20 xã là: Phú Mãn, Phú Cát, Hòa Thạch, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành, Cộng Hòa, Đông Xuân.

3. Diện tích và dân số

Huyện Quốc Oai có tổng diện tích đất tự nhiên là 147km2, dân số khoảng 188.000 người. Mật độ dân số đạt là 1.279 người/km².

4. Kinh tế

Quốc Oai là huyện có những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, giao thông, nguồn nhân lực. Phát huy lợi thế đó, huyện Quốc Oai đã tập trung phát triển kinh tế toàn diện, trong đó chú trọng ngành kinh tế có lợi thế như công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng đô thị. Được đánh giá là một huyện có nhiều tiềm năng về nông nghiệp nên huyện cũng đã có nhiều chính sách để phát triển. Đây cũng là ngành đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện.

Trong những năm qua, huyện chủ trương chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phương. Theo đó, vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lương thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiện trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 của huyện đạt 325,3 tỉ đồng, bằng 102,5% so với cùng kỳ. Huyện đã triển khai quy hoạch vùng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở khu vực vùng bãi sông Đáy với tổng diện tích gần 200ha và quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản tập trung tại Đông Yên, Hòa Thạch với diện tích 70ha.

Bên cạnh nông nghiệp, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng hơn, song đa số quy mô vẫn còn nhỏ. Tuy nhiên, đây là ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai với nhiều dự án cụm công nghiệp, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã được triển khai và đi vào hoạt động. Hàng năm, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đều tăng. Năm 2009, tổng giá trị sản xuất thực hiện đạt 1.077,54 tỉ đồng, bằng 116,4% so với cùng kỳ. Toàn huyện có 172 dự án được xây dựng với tổng mức đầu tư 754 tỷ đồng.

Năm 2010, huyện Quốc Oai phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 15% trở lên; cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp, thủy sản 26%; công nghiệp - xây dựng 42%; du lịch dịch vụ 32%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 10,5%, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động trở lên và thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 12 triệu đồng.

Định hướng phát triển của Quốc Oai trong những năm tới là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước xây dựng nền kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương và lĩnh vực dịch vụ - du lịch.

Trong tương lai, Quốc Oai sẽ chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với những quy hoạch cụ thể là: tiếp tục chuyên canh lương thực để đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương; chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang mô hình một lúa – một cá để nâng cao hiệu quả kinh tế; đẩy mạnh thực hiện dồn điền đổi thửa, tiếp tục phát triển diện tích cây ăn quả, trồng hoa xuất khẩu, cây màu có giá trị kinh tế cao; ổn định và phát triển hơn nữa đàn bò, đàn lợn.

Tuy vậy, mũi nhọn thực sự đem lại nhiều hứa hẹn cho Quốc Oai trong tương lai phải là công nghiệp. Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc đã được khai thông, chạy cắt ngang 4 xã phía Bắc của Quốc Oai với chiều dài 9 km đã mở ra cho Quốc Oai cơ hội rất lớn để phát triển đồng đều mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có công nghiệp. Quốc lộ 21A chạy qua địa phận huyện và bám sát chuỗi đô thị Miếu Môn – Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây sẽ là con đường huyết mạch thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Quốc Oai thời gian tới.

5. Văn hoá - Xã hội 

Cùng với sự phát triển kinh tế, trong những năm qua, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có những bước tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học đạt trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trường được công khai đạt chuẩn quốc gia. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng. Ủy ban Nhân dân huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 96,7 tỷ đồng.

Những năm gần đây, nhất là năm 2009, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã được quan tâm đúng mức. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường làng ngõ xóm được đầu tư làm mới. Trong đó có dự án đầu tư thi công đường 421B dài hơn 17km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và Chương Mỹ có mức đầu tư gần 117 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng công trình đường Trại Cá - Liệp Tuyến - Phú Cát có chiều dài 5km với tổng mức đầu tư trên 14 tỷ đồng.

Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Quốc Oai ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Năm 2009 đã có 25.195 đối tượng chính sách được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 153 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng lại nhà bị xuống cấp, hư hỏng.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, toàn huyện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia.

Trên địa bàn huyện Quốc Oai có hơn 150 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 32 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt quần thể di tích, danh thắng chùa Thầy là một điểm du lịch hấp dẫn, mỗi năm thu hút hàng chục vạn lượt khách tham quan, vãn cảnh. 

6. Y tế

Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe tại huyện Quốc Oai được chú trọng. Toàn huyện Quốc Oai hiện có 16/21 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia. Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) và Trung tâm y tế huyện Quốc Oai (thị Trấn Quốc Oai) phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn quận.

Ngày 26/4/2019, UBND TP. Hà Nội đã công bố phê duyệt quy hoạch chi tiết Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 với tỷ lệ 1/500 tại huyện Quốc Oai. Theo đó, dự án Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 được xây dựng tại xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai với quy mô 60.000m2, 300 giường bệnh khám nội trú.

Dự án Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2 cũng được quy hoạch xây dựng ngay cạnh Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2 với tổng diện tích xây dựng 60.080m2, quy mô 300 giường bệnh khám nội trú (giai đoạn 1).

Việc xây dựng Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 2 với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhằm cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn TP. Hà Nội và vùng lân cận. Đồng thời, góp phần giảm tải cho Bệnh viện Phụ sản trung ương cơ sở 1 và Bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 1 trong nội thành. Đây cũng là trung tâm đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong chuyên khoa phụ sản, nhi của cả nước.

7. Giáo dục

Lĩnh vực giáo dục huyện Quốc Oai đã và đang được đầu tư chú trọng. Hệ thống trường học các cấp từ mầm non, tiểu học đến THPT đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại, chất lượng giáo viên, học sinh không ngừng cải thiện. Ngoài trường công lập, trên địa bàn huyện có nhiều trường tư thục, dân lập, trường quốc tế đủ các cấp đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

8. Giao thông

Hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai được xem là một những lĩnh vực mũi nhọn đang được đầu tư phát triển. Toàn huyện hiện có gần 400km đường giao thông tỉnh lộ, liên xã và nông thôn. Cùng với đó là hàng loạt tuyến đường mới mở rộng theo quy hoạch của huyện nói riêng và quy hoạch vùng Thủ đô nói chung.

Quốc lộ

Trên địa bàn huyện Quốc Oai có ba tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua là đường Hồ Chí Minh, Đại lộ Thăng long và Quốc lộ 21A. Trong đó, đường Hồ Chí Minh đoạn thuộc địa giới hành chính huyện Quốc Oai có chiều dài 8,3km, chạy qua các xã Đông Xuân, Hòa Thạch và Phú Mãn.

Đại lộ Thăng Long đoạn qua địa phận Quốc Oai có tổng chiều dài 9,4km, chạy qua các xã Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, thị trấn Quốc Oai và xã Yên Sơn. Quốc lộ 21A đoạn thuộc địa phận huyện dài 9,2km, chạy qua các xã Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Mãn và Phú Cát.

Đường tỉnh huyện Quốc Oai

Có 5 tuyến đường tỉnh (ĐT) chạy qua địa phận huyện Quốc Oai là ĐT 419, ĐT 421, ĐT 421B, ĐT 422, ĐT 423.

Trong đó, ĐT 419 (tức đường 80 cũ) đoạn thuộc địa giới Quốc Oai dài 10,75km, chạy qua các xã Tân Phú, Cộng Hòa, Đồng Quang và thị trấn Quốc Oai. ĐT 421 (đường 46 cũ) đoạn thuộc địa phận Quốc Oai có chiều dài 7km, chạy qua các xã Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai.

ĐT 421B (đường 81 cũ) đoạn thuộc địa phận huyện Quốc Oai có chiều dài 16km, chạy qua các xã Đông Yên, Cấn Hữu, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Yên Sơn, Phượng Cách, Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai.

ĐT 422 (đường 79 cũ) đoạn thuộc địa phận Quốc Oai, chạy qua xxã Sài Sơn có tổng chiều dài 1,9km. ĐT 423 (đường 72 cũ) đoạn thuộc giới huyệ Quốc Oai, chạy qua xã Đồng Quang dài 0,73km.

Đường sắt

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt số 5 thuộc đoạn Văn Cao - Hòa Lạc với lộ trình đi qua các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa và Ba Đình. Dự kiến, thời gian thực hiện dự án từ năm 2018 - 2024. Từ năm 2025 trở đi sẽ bắt đầu khai thác thương mại. Tuyến đường sắt này tạo liên kết vùng thuận lợi cho huyện Quốc Oai.

Các tuyến xe buýt qua huyện Quốc Oai

Các tuyến buýt chạy qua địa bàn huyện Quốc Oai gồm:

  • Xe 74: Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh
  • Xe 88: Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai
  • Xe 89: Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây
  • Xe 107: Kim Mã - Làng văn hóa du lịch các dân tộc VN.

Có thể nói, hạ tầng giao thông huyện Quốc Oai được chú trọng đầu tư sẽ là đòn bẩy góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện. Các dự án đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường mới sẽ tăng tính liên kết vùng hiệu quả.

9. Làng nghề

Huyện Quốc Oai có nhiều làng nghề truyền thống, chủ yếu phát triển ở nhóm nghề chế biến lương thực, thực phẩm và mây tre đan. Các làng nghề nổi bật ở Quốc Oai gồm:

  • Nghề làm cót nan xã Nghĩa Hương
  • Làn cót nan thôn Trại Do (Tuyết Nghĩa)
  • Nghề mộc, sơ chế gỗ Ngô Sài (thị trấn Quốc Oai)
  • Đan lát, chẻ tăm hương Đồng Lư (Đồng Quang)
  • Nghề dệt len mút ở Cộng Hòa
  • Mây tre giang đan xã Liệp Tuyết
  • Nghề mộc dân dụng thôn Yên Quán (Tân Phú)
  • Chể biến lương thực, thực phẩm miến Tân Hòa
  • Một số có nghề sơ chế gỗ, lâm sản Nghĩa Hương
  • Nghề làm nón ở Ngọc Mỹ
  • Nghề đan cót nan thôn Muôn (Tuyết Nghĩa)
  • Chế biến tinh bột, làm miến Cộng Hòa
  • Nghề mộc thôn Ngọc Than (Ngọc Mỹ).

10. Du lịch

Chùa Thầy

Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả hay Thiên Phúc Tự, tọa lạc dưới chân núi Sài (núi Thầy) thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa từ lâu đã là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên. Nếu có dịp đến Hà Nội, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Thầy, để tìm về chốn thanh tịnh, xua tan đi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống ở nơi đây. Chùa Thầy nằm tựa vào núi, được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Chùa nằm trên khu đất hình hàm rồng. Phía trước là một sân rộng nhìn ra hồ Long Trì (ao rồng), tạo thành hàm trên, bờ hồ bên trái là hàm dưới. Giữa hồ Long Trì có thủy đình tựa như viên ngọc sáng nằm giữa miệng rồng. Từ sân có 2 cây cầu Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang 2 bên tạo thành 2 râu rồng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc “thượng gia hạ kiểu”. Ngôi chùa cổ có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm ba tòa nằm song song với nhau: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng. Tòa ngoài là nhà tiền tế hay chùa Hạ, tòa giữa là trung điện hay chùa Trung, tòa trong cùng là Thượng điện. Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử cũng là nơi giảng đạo của các nhà sư. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, bày bàn thờ Phật, 2 bên có 2 tượng Hộ pháp, tượng Thiên Vương.

Công viên biển Baara Land

Công viên Biển Baara land thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km nên rất dễ dàng để bạn di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô riêng. Bạn cứ đi thẳng đường đại lộ Thăng Long đến tỉnh lộ 421B thì rẽ phải. Trên đường đi sẽ có biển chỉ dẫn cho bạn. Công viên Biển Baara land là khu vui chơi bãi biển nhân tạo đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội, được biết đến là biển tạo sóng lớn nhất Đông Nam Á. Trong khu vui chơi liền kề bãi biển còn có các hệ thống cầu trượt tốc độ cao, cầu trượt xoắn đôi và vòng xoáy Tornado mang lại cảm giác phiêu lưu mạnh mẽ cho người tham gia. Dành cho các bé là khu vực bể vầy trẻ em với nhiều trò chơi dưới nước hấp dẫn, hệ thống cầu trượt mini. Baara Beach được đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho các gia đình khi vừa muốn cùng các con tận hưởng không gian biển cả mà không phải đi quá xa Hà Nội. Baara Beach sử dụng công nghệ tạo sóng tiên tiến hiện đại tạo ra những con sóng với âm thanh ào ạt vô cùng chân thật. Những hàng dừa được dựng gần bãi biển cộng thêm các con sóng cao đến 1,5m, bờ cát trắng mịn màng trải dài sẽ khiến bạn có cảm giác như mình đang ở một bãi biển xinh đẹp nào đó.

Đình So

Đình So là đình của làng So (còn có tên là Sơn Lộ) thuộc xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai (Hà Tây cũ), cách trung tâm Hà Nội chừng 40km. Từ trên đê sông Đáy cong cong như một dải lụa đào đã thấy đình So hoành tráng và uy nghi soi bóng trên mặt hồ bán nguyệt. Trước cổng tam quan của đình là một khoảng sân rộng lớn, nơi dân làng So vẫn thường dùng phơi miến bánh (tấm tráng nguyên bản chưa đưa vào máy cắt) và đám trẻ làng nô đùa mỗi khi chiều về. Được xây dựng vào năm 1673 dưới đời vua Lê Gia Tông (theo sách Sơn Tây địa chí của Phạm Xuân Độ), đình So được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài với kiến trúc đình mẫu mực. Đình thờ tam vị nguyên soái Đại Vương là các vị tướng đã theo vua Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn 12 sứ quân năm xưa, đã qua bốn lần tu sửa nhưng đến nay vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo và thơ mộng như tự thuở nào. Đình So được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, quy mô lớn. Đại bái gồm 07 gian 2 dĩ; xung quanh là hệ thống cửa bức bàn, sàn gỗ chạy dọc hai bên. Sự hòa quyện giữa hai yếu tố di tích và không gian cảnh quan tạo nên nét riêng khác cho di tích Đình So. Kết cấu kiến trúc ngôi đình chủ yếu bằng chất liệu gỗ và xen vào đó có cả chất liệu đá, hệ mái làm theo phong cách truyền thống toàn bộ bằng ngói mũi hài.

11. Ẩm thực

Nhà hàng Minh Râu

Đồ ăn tại nhà hàng luôn tươi ngon, đảm bảo chất lượng tốt nhất nhưng giá thành lại không hề đắt đâu nha các bạn. Không chỉ vậy để phục vụ các nhu cầu khác của khách hàng, nhà hàng còn có rất nhiều món ăn đa dạng được chế biến từ cá lăng, cá nheo, cá trắm đen, lợn mán, lợn rừng, gà đi bộ. Hơn thế nữa, Nhà hàng Minh Râu còn là một lựa chọn tuyệt vời cho chuyến dã ngoại cùng bạn bè và gia đình vào những ngày nghỉ lễ hoặc dịp cuối tuần. 

Sen Việt Quán

Cũng giống như bữa ăn mẹ thường chuẩn bị, thực đơn tại nhà hàng cũng đa dạng và ấm cúng như nền ẩm thực của miền Bắc. Tất cả các thành phần đều được tự tay lựa chọn nhưng cách các mẹ, các dì của chúng ta thường làm, để đảm bảo mọi món ăn đều chất lượng và ngon lành nhất có thể. Thực đơn quán nổi tiếng với các món cuốn khác nhau cùng các món ăn đơn giản, lành mạnh được chế biến với nguyên liệu tươi ngon nhất. Với sự tận tình và sự tâm huyết của đội ngũ từ đầu bếp đến nhân viên nhà hàng..., các món ăn của Sen Việt Quán luôn nhận được đánh giá cao của cả thực khách trong và ngoài nước. Thực đơn của nhà hàng không chỉ có món ăn ba miền quen thuộc mà còn cả những biến tấu, sáng tạo.

Lẩu Cua Đồng Cẩn Ngần

Lẩu Cua Đồng Cẩn Ngần tại Huyện Quốc Oai, Hà Nội là nhà hàng ngon, uy tín tại Quốc Oai được khách hàng và người dân đánh giá cao về chất lượng các món, cũng như phong cách phục vụ tốt. Nơi đây chuyên cung cấp các dịch vụ ăn uống đặc biệt cho hội họp, liên hoan, sinh nhật, ăn trưa, ăn tối. Với đặc sản món Lẩu cua đồng nổi tiếng tại Hà Nội đã mang đến thương hiệu riêng cho nhà hàng chúng tôi. Cẩn Ngân là nơi lý tưởng cho quý khách ghé thăm cùng bạn bè, gia đình trong không gian ấm cúng. Lẩu Cua Đồng Cẩn Ngần với không gian đẹp, sạch sẽ, phong cách trang trí độc đáo, gần gũi mang đến cho bạn một nơi lý tưởng để tụ hợp bạn bè, liên hoan, sinh nhật…. Nhà hàng có phòng rộng cho nhiều người, cũng có phòng vip cho hai người tạo không gian riêng, ấm cúng cho quý khách. 

Nhà Hàng Hùng Còi 2

Như chúng ta đã biết thịt trâu rất giàu dinh dưỡng và nổi bật thịt trâu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon mà không gây ngán cho người ăn. Yếu tố của thịt trâu này thì nó không như các loại thịt khác. Trâu có thể một tuần đi ăn đều cả tuần được. Nó không bị ngán như, thịt lợn, dê. Như thịt dê 1 tháng có khi chúng ta chỉ ăn được 3,4 buổi chứ đối với thịt trâu thì ăn sẽ không bị ngán vì chất lượng thịt không tạo mùi gây.

Đến với Nhà hàng Hùng Còi 2 nhiều thực khách phân vân không biết nên chọn món ăn nào bởi menu hơn 36 món ăn, đa và dạng về cách chế biến: từ nướng – hấp cho đến nhúng – lẩu đều được công thức chế biến đặc biệt chỉ có tại Hùng Còi quán. Qua bàn tay chế biến của các đầu bếp giàu kinh nghiệm, các món ăn ở đây không chỉ ngon mà còn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.

Nhà Hàng Sunny

Nhà Hàng Sunny mang đặc trưng nét ẩm thực của Huế mộng mơ, Ninh Bình quyến rũ dễ đi vào lòng người. Với cách chế biến theo công thức độc quyền của Nhà hàng Sunny và nguyên liệu chế biến bảo đảm tươi mới không sử dụng hàng đông lạnh, bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu sơ chế đến chế biến chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Hãy đến với nhà hàng để được thưởng thức món lẩu hấp dẫn này cùng nhiều món ăn khác. 

12. Tình hình thị trường bất động sản huyện Quốc Oai

Cách đây hơn 10 năm, Quốc Oai từng là điểm nóng đầu tư bất động sản khi có thông tin sáp nhập tỉnh Hà Tây về TP. Hà Nội năm 2008. Sốt đất lên tới đỉnh điểm với giá tăng gấp 2 - 3 lần chỉ trong vài ngày. Giới đầu tư ồ ạt đổ về các huyện nằm trong địa giới mở rộng hành chính Thủ đô gom đất. Thị trường nhà đất Quốc Oai rơi vào cảnh thoái trào khi Hà Tây chính thức sáp nhập vào Hà Nội. Giá đất giảm mạnh, rao bán cắt lỗ hàng loạt, nhiều nhà đầu tư "sa lầy", bị chôn vốn.

Bất động sản Quốc Oai được cho là "ngủ đông" suốt cả thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, từ giữa năm 2019, khi dự án xây dựng Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, bệnh viện Nhi trung ương cơ sở 2 được phê duyệt, nhà đất nơi đây lại nổi sóng.

Khảo sát cho thấy, thời điểm tháng 5 và tháng 6/2019, giá đất khu vực Ngọc Mỹ thiết lập mặt bằng mới. Các lô đất gần khu vực xây bệnh viện tăng vọt từ 4 - 5 triệu đồng/m2 (giữa năm 2018) lên mức 8 - 10 triệu đồng/m2. Đất vị trí đẹp được chào bán với giá 12 - 15 triệu đồng/m2. Tương tự, đất ở thị trấn Quốc Oai cũng tăng giá 15 - 20% so với thời điểm cuối năm 2018, tăng từ 20 - 22 triệu đồng/m2 lên 23 - 25 triệu đồng/m2.

Cùng thời điểm, đất ở khu vực các xã gần khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng tăng giá 10-20% so với cuối năm 2018. Đất tại thôn Phú Cát tăng từ mức 6 - 8 triệu đồng/m2 lên mức 9 - 11 triệu đồng/m2. Tại Phú Mãn, đất thổ cư tăng giá từ 6 - 7 triệu đồng/m2 lên 8 - 9 triệu đồng/m2.

Trong bối cảnh quỹ đất nội đô ngày càng khan hiếm, giá cao ngất ngưởng, nhiều nhà đầu tư đã quyết định rót vốn ở những nơi xa hơn với mức giá rẻ hơn và khả năng sinh lời lớn. Đất Quốc Oai là một trong những lựa chọn ưu tiên của giới đầu tư.

Hồi đầu năm 2020, giá đất nền khu công nghệ cao Hòa Lạc khoảng từ 15 - 20 triệu đồng/m2 thì nay đã lên mức 30 - 40 triệu đồng/m2. Theo báo cáo quý 2/2021 của Batdongsan.com.vn, thị trường bất động sản khu vực phía bắc ghi nhận điểm sáng đến từ phân khúc trang trại, nhà vườn, nghỉ dưỡng ven đô. Ở khu vực vùng ven Hà Nội, những khu đất có lợi thế về cảnh quan, thiên nhiên nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư. Đất nền khu vực Quốc Oai, Xuân Mai, Sơn Tây, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Ba Vì, Hoài Đức, Vân Canh... giao dịch đều với giá tăng nhẹ từ 2 - 7% so với một vài tháng trước đó. 

Như vậy, với những nét đặc trưng về vị trí địa lý, địa hình và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, huyện Quốc Oai có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Nhà đất Quốc Oai vì thế vẫn có sức hút nhất định đối với các nhà đầu tư địa ốc.

13. Các dự án bất động sản

Huyện Quốc Oai có khoảng 5 dự án.

Sunny Garden City

  • Dự án: Sunnny Garden City
  • Slogan dự án: Miền xanh thịnh vượng
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn C.E.O (CEO Group)
  • Vị trí tọa lạc: Km14 Đại Lộ Thăng Long – Sài Sơn – Quốc Oai – Hà Nội
  • Diện tích: 24.4 ha
  • Quy mô thiết kế: 323 căn biệt thự + 72 căn Shophouse + 432 căn hộ chung cư nhà ở xã hội
  • Loại hình sản phẩm:
  • Biệt thự song lập: 180 m2 – 240 m2
  • Biệt thự đơn lập: 300 m2 -526 m2
  • Nhà phố thương mại (shophouse): 98 m2 – 150 m2
  • Tính pháp lý: Sổ đỏ từng lô
  • Thời gian sở hữu: Lâu dài
  • Giá bán: Shophouse: từ 3,4 tỷ đồng/căn; Biệt thự từ 4,4 tỷ đồng/căn (bao gồm VAT).

FLC Asia Park

  • Tên dự án: FLC Asia Park
  • Vị trí dự án: Nằm trên đường Đại Lô Thăng Long (cạnh Ngô Sài), Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
  • Chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN FLC
  • Tổng diện tích đất của dự án: 50 ha
  • Quy hoạch: Phân khu Seoul, Phân khu Singapore, Phân khu Đài Loan
  • Loại hình phát triển: Liền kề , Biệt thự, Shophouse.
  • Khởi công: Quý II/2018
  • Bàn giao sổ : Quý IV/2019
  • Hình thức sở hữu: Sổ đỏ vĩnh viễn
  • Giá bán: 12 tr/m2 – 15 tr/m2 (VAT).

New House City

  • Tên dự án: New House City
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Lã Vọng
  • Địa chỉ: km 17 Đại lộ Thăng Long, Phường Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
  • Tổng diện tích: 275.000m2
  • Quy mô: 258 căn biệt thự
  • Loại hình phát triển: khu đô thị mới
  • Thời gian khởi công: 2008
  • Thời gian hoàn thành: 2015
  • Giá từ: 1,8 - 4 tỷ.