THÔNG TIN KHU VỰC Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông


Lịch sử hình thành

Vạn Phúc là một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Nghề dệt tại phường Vạn Phúc có lịch sử trên 1000 năm với những sản phẩm tơ lụa nguyên chất. Theo thời gian, quá trình sản xuất từ thủ công sản phẩm được cơ khí hóa bằng hệ thống máy dệt, các sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng. Đặc biệt, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, đáp ứng với mọi nhu cầu của người tiêu dùng. 

Không chỉ nổi danh với làng nghề truyền thống, Vạn Phúc còn được biết đến là “ làng Đỏ” - làng cách mạng. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp, nơi đây chính là an toàn khu của Trung ương Đảng Bắc Kỳ, nuôi dấu nhiều chiến sĩ cách mạng và là nơi hoạt động của nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng như: Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Cừ và nhiều đồng chí khác. 

Đặc biệt, tháng 12 - 1946 tại phường Vạn Phúc, chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã viết “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến và trong thời kỳ xây dựng xã hội, Vạn Phúc được Nhà nước phong tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 3 huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.

1. Giới thiệu về phường Vạn Phúc

Phường Vạn Phúc nằm ở phía Đông của quận Hà Đông, TP. Hà Nội. Nằm bên dòng sông Nhuệ hiền hòa, phường Vạn Phúc là một trong những vị trí đắc địa của quận Hà Đông. Nơi đây được biết đến với làng nghề dệt lụa truyền thống, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với Hà Nội. 

Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông Bắc giáp thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ (huyện Từ Liêm)
  • Phía Tây giáp phường La Khê, Quang Trung
  • Phía Đông và phía Nam giáp dòng sông Nhuệ uốn khúc bao bọc hai hướng.

Bản đồ phường Vạn Phúc

Bản đồ phường Vạn Phúc

3. Diện tích và dân số

Phường Vạn Phúc có diện tích 1,43 km², dân số năm 2022 là 14.289 người, mật độ dân số đạt 9.992 người/km².

4. Kinh tế

Tự hào với truyền thống cách mạng, những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, tình hình phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Vạn Phúc luôn ổn định. Thực hiện đề án 02 của Quận ủy, phường đã xây dựng kế hoạch khôi phục, phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ. Ngoài việc duy trì trên 150 gian hàng giới thiệu sản phẩm, phường đã mở rộng thêm các tuyến phố và mô hình kinh doanh dịch vụ khác như phố Lụa, phố Ẩm thực, chợ cây sinh vật cảnh, kinh doanh may mặc, cho thuê trọ…. Khai thác phát triển các công trình văn hóa, tôn giáo, thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề. Sản lượng lụa sản xuất hàng năm tăng cao, doanh thu ước đạt 35 tỉ đồng/năm.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm, các công trình điện, đường, trường, trạm và các công trình tôn giáo, tín ngưỡng được tôn tạo, xây dựng đã mang lại một diện mạo mới cho địa phương. Sự nghiệp giáo dục đào tạo, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các vấn đề an sinh xã hội luôn được phường chăm lo, phát triển.

Ngày nay, trên con đường hội nhập quốc tế, Vạn Phúc đang được thành phố Hà Nội và quận Hà Đông định hướng xây dựng thành làng nghề - làng du lịch tiêu biểu của quận. Trong một tương lai không xa, với sự nỗ lực phấn đấu, lòng quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân địa phương, phát huy truyền thống anh hùng và tinh thần sáng tạo, yêu nghề, nhất định làng nghề Vạn Phúc sẽ tiếp tục giữ vững và nâng cao vị thế thương hiệu của mình. Đây sẽ thực sự là điểm đến ấn tượng của du khách trong nước cũng như quốc tế.

5. Làng nghề truyền thống

Làng lụa Vạn Phúc

Từ bao đời nay, Vạn Phúc được biết đến là một làng cổ, làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo thần tích từ thời Lê do Lễ bộ Thượng Thư Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Bính biên soạn năm 1572, Thành Hoàng làng Vạn Phúc là bà Ả Lã hiệu là Thị Nương (còn có tài liệu nói rằng bà là Lã Thị Nga nên vua phong là Nga Hoàng Đại Vương). Bà là người có công truyền dạy nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa cho nhân dân Vạn Phúc. Nghề dệt đến nay đã có bề dầy lịch sử trên 1.000 năm với những sản phẩm tơ lụa không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được nhiều nước trên thế giới biết đến. Từ những khung cửi dệt thủ công ngày xưa, Vạn Phúc ngày nay đã cơ khí hoá bằng hệ thống máy dệt, các sản phẩm ngày càng đa dạng. Chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Những sản phẩm tinh tế như lụa vân, sa tanh… vẫn được những nghệ nhân trong làng dày công nghiên cứu để giữ gìn và truyền lại cho con cháu. Lễ hội truyền thống hàng năm được nhân dân tổ chức trang trọng nhằm tưởng nhớ công ơn của người đã dạy dân chúng nghề dệt lụa, giáo dục con cháu truyền thống tốt đẹp của quê hương, tình đoàn kết thương yêu nhau, tình họ hàng, làng mạc. Những ngày đình đám là những dịp họ hàng, làng xóm gần gũi, chan hoà tình cảm gắn bó nhau hơn.

6. An ninh và dân cư

Phường Vạn Phúc nằm ở phía Đông của TP. Hà Nội, phường có lịch sử lâu đời nên đa số người dân sinh sống là người dân gốc, chủ yếu sống và làm việc tại làng nghề dệt lụa. Những người dân hiền lành, chân chất nên làng xóm gần gũi và gắn bó với nhau.

Trong vài năm gần đây, khi tốc độ hóa của phường ngày càng tăng cao thì khu vực kéo theo nhiều người dân từ các tỉnh, thành về sinh sống và làm việc. Tại các mặt đường chính hoạt động buôn bán, kinh doanh sầm uất còn trong ngõ thì yên bình, giữ được vẻ đẹp truyền thống vốn có.

7. Hệ thống giao thông

Phường Vạn Phúc nằm ở vị trí có mạng lưới giao thông dày đặc, thuận tiện cho việc di chuyển. Gần với các trục đường huyết mạch, trung tâm về giao thông như Tố Hữu, Nguyễn Thanh Bình, Quang Trung. Con đường Tố Hữu chạy dài nối với Lê Văn Lương tại điểm cắt con đường vành đai 3. 

Tuyến đường Vạn phúc cắt ngang trên địa bàn nối với con đường Quốc lộ 6 là tuyến đường thuận tiện cho việc di chuyển vào trung tâm thủ đô Hà Nội. Từ trung tâm của phường Vạn Phúc cách hồ Gươm khoảng 14km và mất 35 phút di chuyển bằng ô tô nếu điều kiện giao thông thuận lợi (theo trục Quốc lộ 6).

Mặc dù, phường Vạn Phúc nằm cách xa so với trung tâm nhưng với hệ thống giao thông thuận tiện, thông suốt. Bạn không cần lo lắng đến tình trạng tắc đường, có chăng thì nó chỉ diễn ra ở một số khu phố nhỏ như Phố Lụa, Cầu am,… tình trạng họp chợ, khách tham quan dẫn đến ùn tắc.

Các tuyến đường chính - phụ và khung giá đất

+ Vạn Phúc - Đất ở đô thị - giá từ 8,5 triệu/m2 đến 19,5 triệu/m2

+ Phố Lụa - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2

+ Ngô Thi Sỹ - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2

+ Nguyễn Thanh Bình - Đất ở đô thị - giá từ 10,2 triệu/m2 đến 24,4 triệu/m2

+ Tố Hữu - Đất ở đô thị - giá từ 10,7 triệu/m2 đến 25,5 triệu/m2

+ Cầu Am - Đất ở đô thị - giá từ 7 triệu/m2 đến 14 triệu/m2.

Các tuyến bus 

+ Qua Nhà Chờ BRT Vạn Phúc 2 30M (Chiều Đi): 33

+ Qua Nhà Chờ BRT Vạn Phúc 2 30M (Chiều Về): 33

+ Trước Ngã 4 Vạn Phúc - Tố Hữu 50M: 19,22C

+ Điểm Xén Hè Qua Ngã 4 Vạn Phúc - Tố Hữu: 19,22C

+ Số 170 - 172 Vạn Phúc - Hà Đông: 19,22C,33,57,89

+ Số 51 Vạn Phúc (Hà Đông) - Tòa Nhà Landmark: 19,22C,33,57,89

+ Chùa Vạn Phúc - Hà Đông: 19,22C,33,57,89

+ Số 63 Vạn Phúc (Hà Đông) - Siêu Thị Vinmart Vạn Phúc: 19,22C,33,57,89

+ Cầu Cong - Vạn Phúc: 19,22C,33,89

+ Điểm Xén Hè Gần Đường Vào KĐT Dương Nội - Tố Hữu: 19,22C

+ Nhà Chờ Dương Nội: BRT01.

8. Thị trường bất động sản

Khu vực phường Vạn Phúc hiện là tâm điểm của các doanh nghiệp lớn, tìm nơi kinh doanh và phát triển về hướng Tây. Khu vực này xuất hiện nhiều dự án chung cư cao cấp và khu đô thị. Nổi bật như: Goldsilk Complex AMIS, Tokyo Tower Vạn Phúc, khu đô thị Vạn Phúc,… phù hợp với nhu cầu tìm kiếm chung cư của người dân sinh sống và làm việc tại quận Hà Đông.

Nhu cầu tìm kiếm nhà ở tập trung ở nhà trong ngõ tại phố Lụa, Ngô Sĩ Liên, Cầu Am,… khu vực yên tĩnh, thích hợp cho việc mua nhà ở. Còn ở mặt đường chính Vạn Phúc, thích hợp cho việc kinh doanh, buôn bán các mặt hàng ăn uống, vật liệu, thiết bị,… phù hợp với mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng.

9. Các dự án bất động sản

Him Lam Vạn Phúc

  • Vị trí: 34 Đường Tố Hữu, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Him Lam
  • Diện tích: 7.1 ha
  • Quy mô: 222 căn shophouse
  • Diện tích xây dựng: 24,311 m²
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Qúy IV/2021
  • Giá từ: 173.3 - 306.6 triệu/m².

Goldsilk Complex

  • Tên dự án: Goldsilk Complex
  • Vị trí: 430 Cầu Am, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP BĐS Hanovid
  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng Coninco
  • Đơn vị thi công: Công ty CP Xây dựng Cotec (Coteccons Group)
  • Tư vấn giám sát: Công ty CP Đầu tư Xây dưng CTC và Công ty CP Tư vấn Xây dựng Beacons Việt Nam
  • Đơn vị phân phối: Hệ thống siêu thị dự án bất động sản STDA
  • Tổng diện tích đất: 19.594m2
  • Diện tích mặt bằng: 9.000m2 gồm 2 toà tháp cao 32 tầng là tháp LILY và LOTUS với 748 căn hộ
  • Diện tích đất xây dựng: 5.222m2
  • Tầng hầm: 01 tầng
  • Diện tích TM - DV: 7.897m2
  • Khu nhà trẻ và tiện ích công cộng: 5.862m2
  • Thời điểm hoàn thành: Quý IV/2016
  • Giá: 26.8 - 37.1 triệu/m².

Tokyo Tower

  • Tên dự án: Tòa nhà hỗn hợp đa năng và chung cư cao cấp Vinafor
  • Tên thương mại: Tokyo Tower
  • Vị trí: Số 55 đường 430, phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Vinafor, Công ty CP Xây dựng Sông Đà 1.01
  • Quản lý và phát triển: Công ty CP Thương mại Hoàng Vương
  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP ĐT & XD Tân Việt
  • Nhà thầu thi công: Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị (UDIC)
  • Đơn vị phân phối: Sàn BĐS Hoàng Vương nay là Công ty CP Đầu tư Nhà Phát
  • Tổng diện tích: 4.557,3m2
  • Diện tích xây dựng: 2.186,2m2
  • Tổng diện tích sàn: 103.104m2
  • Tổng số căn hộ: 688 căn
  • Số người: 2.752 người
  • Hệ số sử dụng đất: 22,62 lần
  • Quy mô: 51 tầng nổi, 4 tầng hầm, 5 tầng thương mại, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng bể bơi bốn mùa, 43 tầng căn hộ
  • Giá: 19 triệu/m².