Lịch sử

Năm 1888, tỉnh Hà Đông được thành lập, tỉnh lỵ đóng ở làng Cầu Đơ, nên lúc đó được gọi là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, tỉnh Cầu Đơ đổi tên là tỉnh Hà Đông, tỉnh lỵ là thị xã Hà Đông. Năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được sáp nhập lại thành tỉnh Hà Tây và thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây.

Ngày 27/12/1975, kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Thị xã Hà Đông trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Hà Sơn Bình.

Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó, thị xã Hà Đông thuộc Hà Nội nhưng tạm giao cho tỉnh Hà Sơn Bình quản lý.

Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Theo đó, thị xã Hà Đông lại thuộc tỉnh Hà Tây; thị xã Hà Đông gồm 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Văn Yên, Vạn Phúc, Hà Cầu và 3 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi.

Ngày 23/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Văn Mỗ thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở các thôn Văn Quán, Mộ Lao (của xã Văn Yên) và phố Trần Phú của phường Yết Kiêu; phường Phúc La thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở các thôn Xa La, Yên Phúc (của xã Văn Yên) và các phố Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiến Thành, Nguyễn Công Trứ của phường Yết Kiêu. Sau khi điều chỉnh, thị xã Hà Đông gồm 5 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La và 4 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Vạn Phúc, Hà Cầu.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP, về việc thành lập phường Vạn Phúc, phường Hà Cầu thuộc thị xã Hà Đông trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Vạn Phúc và Hà Cầu; chuyển xã Yên Nghĩa thuộc huyện Hoài Đức và xã Phú Lương, xã Phú Lãm thuộc huyện Thanh Oai về thị xã Hà Đông quản lý.

Sau khi điều chỉnh, thị xã Hà Đông có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 5 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm.

Ngày 1/4/2006, Chính phủ ra Nghị định số 1/2006/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã Hà Đông. Theo đó chuyển toàn bộ các xã Biên Giang, Đồng Mai thuộc huyện Thanh Oai và xã Dương Nội thuộc huyện Hoài Đức về thị xã Hà Đông quản lý.

Sau khi điều chỉnh thị xã Hà Đông có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Ngày 27/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây. Thành phố Hà Đông gồm 15 đơn vị hành chính, gồm các phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Văn Mỗ, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu và 8 xã: Kiến Hưng, Văn Khê, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội.

Ngày 1/3/2008, Chính phủ ra Nghị định số 155/2006/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Đông để thành lập các phường Văn Quán, Mộ Lao, La Khê, Phú La thuộc thành phố Hà Đông. Theo đó:

  • Phường Văn Quán được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của phường Văn Mỗ.
  • Phường Mộ Lao được thành lập trên cơ sở diện tích và nhân khẩu còn lại của phường Văn Mỗ.
  • Phường La Khê được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Văn Khê, xã Yên Nghĩa và phường Quang Trung.
  • Phường Phú La được thành lập trên cơ sở diện tích và nhân khẩu còn lại của xã Văn Khê; một phần diện tích và nhân khẩu của phường Quang Trung, phường Hà Cầu; một phần diện tích và nhân khẩu của xã Phú Lãm, xã Yên Nghĩa, Phú Lương, Kiến Hưng.

Sau khi điều chỉnh, thành phố Hà Đông có có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 10 phường: Quang Trung, Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Phúc La, Vạn Phúc, Hà Cầu, Văn Quán, Mộ Lao, La Khê, Phú La và 7 xã: Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai.

Theo Nghị quyết của Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, ngày 29/5/2008, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội.

Ngày 8/5/2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc thành lập quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở toàn bộ 4.791,74 ha diện tích tự nhiên và 198.678 nhân khẩu với 17 phường trực thuộc của thành phố Hà Đông.

1. Giới thiệu về quận Hà Đông

Quận Hà Đông có tọa độ địa lý 20°59 vĩ độ Bắc, 105°45 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình.

Quận Hà Đông là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhất của thành phố Hà Nội.

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân
  • Phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm và huyện Hoài Đức
  • Phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Chương Mỹ với ranh giới là sông Đáy
  • Phía Nam giáp huyện Thanh Oai.

Bản đồ hành chính quận Hà Đông

Bản đồ hành chính quận Hà Đông

Quận Hà Đông gồm 17 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu.

3. Địa hình

Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ tăng lên nằm trong khoảng 3,5m - 6,8m. Địa hình được chia ra làm 3 khu vực chính:

  • Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;
  • Khu vực Bắc kênh La Khê;
  • Khu vực Nam kênh La Khê.

Với địa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất.

4. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hà Đông là 49,64 km², dân số năm 2019 khoảng 397.854 người. Mật độ dân số đạt 8.088 người/km².

5. Thủy văn

Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía Tây Nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trên địa phận thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 6 km.

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo theo hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km.

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có kênh La Khê.

6. Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy. Gồm các loại đất sau:

  • Đất phù sa được bồi (Pb): diện tích là 261 ha, chiếm 10,1% tổng diện tích đất nông nghiệp.
  • Đất phù sa không được bồi (P): diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4% diện tích đất nông nghiệp.
  • Đất phù sa gley (Pg): diện tích là 1.472 ha, chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp.

7. Tài nguyên nước

Sống Đáy, sông Nhuệ và kênh La Khê ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận.

Nước mặt: Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt 5,600m3, luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m - 5,6m. Vì vậy, vào mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Nước ngầm: Mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ thánh 3 đến tháng 9) thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11m); Mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10m) đến (-13m), Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1-1,5m.

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn quận.

8. Kinh tế

Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 53,5%, thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2005 - 2008) đạt 17,7%. Từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 8/2009, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Hà Đông đạt gần 1.821 tỷ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.964,5 tỷ đồng.

9. Văn hóa

Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.

Các làng nghề truyền thống, di tích lịch sử, văn hóa tại Hà Đông:

  • Làng lụa Vạn Phúc
  • Làng rèn Đa Sỹ
  • Làng dệt La Khê
  • Chùa Mậu Lương
  • Bia Bà
  • Chùa Diên Khánh

10. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.

Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, v...v. Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa.

Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và chính thức vận hành vào quý I-2019.

11. Y tế

Một số bệnh viện đóng tại địa bàn Hà Đông:

  • Viện Quân y 103 - trực thuộc Bộ Quốc phòng - Quân đội Nhân dân Việt Nam
  • Viện bỏng Quốc gia
  • Bệnh viện Đa khoa Quận Hà Đông
  • Bệnh viện Công an Hà Nội
  • Bệnh viện Nhi thành phố Hà Nội (đang xây dựng)
  • Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông
  • Bệnh viện Tuệ Tĩnh
  • Bệnh viện 09 Hà Đông
  • Bệnh viện Đa khoa 16A Hà Đông

12. Giáo dục

Về giáo dục: Hiện quận Hà Đông có 65 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông cả công lập và tư thục, trong đó có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia; 11 trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghịêp đóng trên địa bàn quận.

Một số trường đại học đóng tại địa bàn Quận Hà Đông:

  • Học viện Quân y - 160 đường Phùng Hưng, phường Phúc La
  • Học viện Chính trị Quân sự - 124 phố Ngô Quyền, phường Quang Trung
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội - Đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Đường Trần Phú, phường Mộ Lao
  • Học viện An ninh Nhân dân - 125 đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam - Số 2 đường Trần Phú, phường Mộ Lao
  • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương - Số 18 ngõ 55 đường Trần Phú, phường Văn Quán
  • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (trước là Học viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Tây cũ) - Phường Dương Nội
  • Trường Đại học Đại Nam - Số 1 phố Xốm, phường Phú Lãm
  • Đại học Thành Tây - Ngõ 844, phường Yên Nghĩa
  • Cao đẳng Y tế Hà Đông
  • Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại

13. Món ăn

Cháo hến – đặc sản Hà Đông nổi tiếng

Cháo được ninh nhiều tiếng trên bếp cho đến khi hạt gạo mềm nhừ. Hến được xào cùng hành và rau dăm thơm lừng. Chỉ cần cho một miếng vào miệng thôi là bạn đã có thể cảm nhận được sự sánh mịn, đậm đà của món cháo hến trứ danh.

Bánh giò Hà Đông

Nhắc đến đặc sản Hà Đông được thích thú nhất, khẳng định không thể kể thiếu bánh giò. Đây chính xác là món ăn lót dạ cực “uy tín” mà nhiều bạn trẻ lựa chọn. Một miếng bánh giò nóng hổi, to ú ụ. Bên ngoài được bọc một lớp vỏ bánh mềm dẻo, không bị sượng, bên trong lại siêu nhiều thịt.

Ốc – Món nhậu đặc sản ở Hà Đông

Thông thường người ta thường hay ăn ốc vào buổi chiều tối, nhưng bạn đã thử trải nghiệm cảm giác ăn ốc ấm nóng vào buổi sáng chưa, những món ốc đặc sản Hà Đông được chế biến nóng khói bay nghi ngút, nước dùng có sả, gừng, vô cùng ấm bụng.

Bánh mì chảo

Ai ở Hà Đông mà chưa từng ghé qua khu Ao Sen nếm thử bánh mì chảo thì quả là một thiếu sót lớn. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức những suất bánh mì chảo thơm lừng với nước sốt đậm đà và rất nhiều topping. Có thể kể đến xúc xích, pate, chả giò và trứng, kèm theo đó là dưa chuột và rau thơm.

Xiên bánh tráng sốt me

Có rất nhiều những món ăn đặc sản Hà Đông được làm từ bánh tráng như: bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng cuộn,… nhưng bạn đã bao giờ thử món xiên bánh tráng sốt me chưa? Nếu chưa thì xin hãy ghé qua ngay Hà Đông một lần. Ngay tại Hà Đông, tiệm cà phê Mây tại ngõ 241 Quang Trung có món xiên bánh tráng sốt me nức tiếng.

Bún hải sản

Bên cạnh bún cá thì bún hải sản cũng là một món đặc sản Hà Đông. Có thể kể đến tôm, bề bề, chả, đậu phụ,… và các loại rau ăn kèm khác. nổi bật nước dùng chua cay, ngon ngọt chắc chắn sẽ làm thực khách phải mê mẩn.

Đặc sản Bánh Cuốn

Bánh cuốn được chế biến chuẩn vị Tây Bắc, nhân bánh thơm ngon, ăn kèm nước chấm cùng nước súp rất ngon và hấp dẫn.

Bún cá Hà Đông

Một bát bún cá được kết hợp từ nước dùng chua dịu, cay nhẹ, thơm thơm; cá rán ngoài giòn, trong mềm cực hấp dẫn và sốt chấm cá chua ngọt vừa vặn, siêu thơm ngon. Thêm vào đó là chút rau thanh mát cho món ăn thêm phần trọn vẹn.

Ngô xào tép

Một trong số những món ngon đặc sản Hà Đông khiến thực khách mê mẩn kế đến là món ngô xào tép. Với hương thơm lừng, vị mằn mặn, giòn giòn khoái khẩu, đây là đồ ăn vặt siêu hấp dẫn của học sinh, sinh viên ở Hà Đông.Món ăn khác biệt này là sự kết hợp của ngô ngọt cùng đủ thứ gia vị, và nổi bật là mùi hương siêu thơm lừng của tép khô. Món ăn này ngon nhất là ăn nóng.

14. Du lịch

Đình Bia Bà

Đình Bia Bà là một ngôi đình đã có từ lâu. Nơi đây có một tấm bia lớn, cổ được đặt tại chính điện. Một loạt các truyền thuyết dân gian đã lưu truyền lại sự linh thiêng của nơi cư trú của cộng đồng xưa tại ngôi đình này.

Theo truyền thuyết dân gian địa phương, khi đi qua vùng này, một người phụ nữ làm việc trên cánh đồng đã dâng bữa tối của mình cho một người ăn xin lớn tuổi. Người phụ nữ đấy sau đấy đã phát đạt và trở nên giàu có. Chính vì lẽ đó điểm du lịch này được tạo ra để người dân đến cúng bái.

Parkcity Hanoi

Parkcity Hanoi là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Đông đã và đang nhanh chóng biến thành điểm vui chơi thư giãn số một tại quận Hà Đông.

Nơi đây có thể sẽ được miêu tả là một vị trí tuyệt vời để sống với những tiện ích sang trọng hơn thế nữa. Nếu đến khu vui chơi tại TP. Hà Nội này, bạn có thể đắm mình trong bể bơi, nơi có đầy đủ bể bơi ngoài trời, bể bơi trong nhà và bể bơi dành cho cả trẻ em. Lầu Vọng Cảnh được cho là điểm nóng nhất tại điểm du lịch này.

Công viên nước Water Fun

Công viên nước Water Fun là một điểm đến rất hấp dẫn được coi là công viên nước lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam với quy mô rộng đáng kinh ngạc. Có một vài hoạt động giải trí dưới nước thú vị, rất lý tưởng trong thời tiết nắng nóng của Hà Nội tại nơi này.

Vì công viên nước nằm ngoài trời, bạn nên hạn chế đến thăm khi thời tiết nắng nóng. Công viên nước rộng rãi này có tới 7 ngôi nhà nổi bằng phao khổng lồ nằm cạnh nhau. 

Làng Lụa Vạn Phúc

Làng lụa Vạn Phúc là một ngôi làng lâu năm và nổi tiếng với những con đường rực rỡ rợp bóng những chiếc ô màu xanh, vàng, cam, đỏ. Hơn thế nữa, đây là nơi còn lưu duy trì được những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Đây là một trong những vị trí chụp ảnh đẹp ở Hà Đông mà bạn không chỉ chụp được những bức hình trên con đường ô đầy màu sắc mà còn được tìm hiểu và mua sắm những mặt hàng tinh xảo nhất Đông Dương.

Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh

Khi đến thăm kho lưu trữ bảo tàng Đường Hồ Chí Minh, người xem có thể tận mắt trải nghiệm con đường Trường Sơn nhỏ bé và cảm phục sự cố gắng, hy sinh của các chiến sĩ kháng chiến.

Bảo tàng này chính là một miêu tả hùng hồn quy trình trưởng thành & phát triển của Bộ đội Trường Sơn trên con đường giành lấy chiến thắng. Điểm du lịch này thể hiện một ý chí quyết thắng, bản lĩnh, trí tuệ của dân tộc Việt Nam và sự đoàn kết thời chiến của ba dân tộc Đông Dương.

Aeon Mall Hà Đông

Khi đến Aeon Mall Hà Đông, điều đầu tiên khiến bạn phải ngỡ ngàng là khu vực này tối tân đến mức nào, với tất cả mọi thứ từ nhà hàng, quán café, quán ăn và quầy bán lẻ đều được thiết kế hơn thế nữa đẹp mắt. Điểm này là sự hiện diện của gần 43.000 cây xanh, giúp môi trường tại nơi này luôn mát mẻ.

Đến đây đừng bỏ qua rạp chiếu phim IMAX, là rạp chiếu hạng sang của CGV với màn hình khổng lồ và vô cùng hoành tráng, cũng giống như khu vui chơi TiniWorld dành cho trẻ em.

Chùa Ngòi Hà Đông

Chùa Ngòi Hà Đông có vẻ đẹp quy mô, bề thế xứng với chốn thiền môn thanh tịnh, là nơi lui tới của phật tử & du khách thập phương đến cầu an.

Ngôi chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng rãi, rộng khoảng 2000m2, nhìn ra sông Nhuệ, với rất nhiều cây cối, không khí trong lành, lặng yên, tạo nên một khung cảnh êm đềm thoáng đãng & thanh bình. Toàn bộ những ai đó đã từng đến đây sẽ đều cảm nhận được điều ấy.

15. Nhận định chung về bất động sản 

Khan hiếm nguồn cung

Hầu hết nguồn cung căn hộ tại Hà Đông không có dự án mới. Thị trường hiện tại chỉ có hàng thứ cấp (các dự án đã bàn giao và bán chuyển nhượng cùng giỏ hàng tồn của các dự án).

Khan hiếm quỹ đất trung tâm

Đón đầu làn sóng di cư về phía Tây Nam thủ đô. Với nhiều dư địa phát triển cùng việc đẩy mạnh hạ tầng giao thông, xã hội nhưng hiện nay quỹ đất trung tâm quận Hà Đông không còn nhiều.

Nhu cầu thực ở lớn

Hà Đông hiện đang tập trung rất đông các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cùng với nhiều các trường đại học, cao đẳng đầu ngành. Những yếu tố này cũng góp phần vào làm sôi động hơn thị trường bất động sản phía Tây Nam thủ đô.

Chênh lệch giá nhà phố và chung cư

Trong bối cảnh nhà phố tại trung tâm Hà Đông giao động từ 120 – 300 triệu/ m2, nguồn cung khan hiếm, căn hộ chung cư cao cấp với vị trí đắc địa sẽ là lựa chọn an cư và đầu tư hàng đầu.

Grand Sunlake là dự án căn hộ mới nhất được mở bán tại thị trường Hà Đông 2022. Dự án tọa lạc tại cửa ngõ khu đô thị Văn Quán, sở hữu 2 mặt tiền đường Trần Phú và Nguyễn Khuyến, đi bộ chỉ 1 phút tới hồ Văn Quán. Đây là vị trí được đánh giá là hoàn hảo bậc nhất trong tất cả các dự án chung cư Hà Đông đang hiện hữu. Grand Sunlake cũng sở hữu mức giá cực kì cạnh tranh so với các chung cư cùng phân khúc đang mở bán, chỉ từ 36tr/m2.

16. Các dự án bất động sản

Quận Hà Đông có khoảng 120 dự án.

Hồ Gươm Plaza

  • Vị trí: Số 102-104 Trần Phú, KĐT Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP may Hồ Gươm - HOGARSCO
  • Nhà thầu: Nhà thầu liên doanh giữa Công ty CP Xây dựng Hạ tầng Sông Đà và Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Delta
  • Đơn vị thiết kế: Eyecadcher - Đan Mạch
  • Đơn vị phân phối: Bất động sản Rongbay
  • Diện tích: 1 ha
  • Quy mô: Gồm 3 toà tháp A, B, C và 3 tầng hầm
  • Diện tích xây dựng: 5,250 m²
  • Thời điểm hoàn thành: Năm 2016
  • Giá từ: 28.6 - 43 triệu/m².

Grand Sunlake

  • Tên dự án: Grand SunLake
  • Vị trí dự án: 135 đường Trần Phú, Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần thiết bị Thủy lợi (HESCO) và Công ty Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam
  • Đơn vị thi công: Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Minh
  • Tổng diện tích đất dự án: 21.294,7 m2
  • Diện tích đất công cộng: 11.000 m2
  • Tổng diện tích khu nhà cao tầng: 5.748,5 m2
  • Tổng diện tích sàn sử dụng: 149.000 m2
  • Diện tích nhà trẻ, hội trường: 1.200 m2
  • Quy mô dự án: 2 tòa tháp cao 45 và 50 tầng, 03 tầng hầm, 05 tầng TTTM
  • Diện tích căn hộ: 87m2, 95m2 và 134m2
  • Hình thức sở hữu: Sổ hồng vĩnh viễn.
  • Giá từ: 36 triệu/m².

Him Lam Vạn Phúc

  • Vị trí: 34 Đường Tố Hữu, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Him Lam
  • Diện tích: 7.1 ha
  • Quy mô: 222 căn shophouse
  • Diện tích xây dựng: 24,311 m²
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Qúy IV/2021
  • Giá từ: 173.3 - 306.6 triệu/m².

Samsora Premier

  • Tên dự án: Tổ hợp Trung tâm TMDV Văn phòng và Chung cư 105 Chu Văn An
  • Tên thương mại: Samsora Premier
  • Vị trí: Số 105 Chu Văn An, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội 
  • Tư vấn giám sát: Công ty CP TEXO Tư vấn và đầu tư
  • Nhà thầu xây lắp: Công ty CP Xây dựng Nền móng Long Giang 
  • Tư vấn thiết kế: Công ty CP Tư vấn Xây dựng Tổng hợp CN Miền Bắc (NAGGECO)
  • Diện tích đất xây dựng công trình: 5.985m2
  • Diện tích xây dựng: 2.600m2
  • Tầng cao công trình: 37 tầng 
  • Số tầng hầm: 3 tầng 
  • Tổng số tầng căn hộ: 29 tầng
  • Tổng số căn hộ: 696 căn 
  • Diện tích căn hộ từ: 58,17-88,19m2
  • Thời gian khởi công: Ngày 09/03/2017
  • Thời gian bàn giao nhà dự kiến: Quý II/2019
  • Giá từ: 33 - 40.2 triệu/m².

Tòa Tháp Thiên Niên Kỷ - Hatay Millennium

  • Vị trí: Số 4 Quang Trung, Phường Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TSQ Việt Nam
  • Đơn vị thiết kế: Công ty Bruce Henderson Architects (Úc)
  • Diện tích: 5,600 m²
  • Quy mô: Cao 44 tầng và 3 tầng hầm, Tổ hợp 2 khối tháp thông nhau Tháp A – 12 căn/tầng, tháp B – 11 căn/tầng
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Thời điểm hoàn thành: Quý IV/ 2020
  • Giá từ: 32.8 - 43.8 triệu/m².

The Terra An Hưng

  • Vị trí: The Terra An Hưng Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest
  • Đơn vị thi công: Văn Phú – CGM
  • Số căn hộ: 1,328 căn
  • Diện tích: 3.6 ha
  • Số tòa: 3 tòa
  • Quy mô: 03 tòa chung cư cao 45 tầng: Tháp V1,V2, V3
  • Pháp lý: Sổ hồng, sở hữu lâu dài
  • Giá từ: 34 - 354.9 triệu/m².

ICID Complex

  • Tên dự án: ICID Complex
  • Vị trí: Khu C, Khu đô thị Lê Trọng Tân, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng ICID
  • Đơn vị thiết kế: R Apartners
  • Đơn vị thi công: Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình
  • Dự kiến bàn giao: Quý II/2019
  • Tổng diện tích: 4420.5m2
  • Diện tích xây dựng: 2652m2
  • Quy mô: 30 tầng nổi và 3 tầng hầm, 4 tầng trung tâm thương mại
  • Tổng số căn hộ: 646 căn hộ
  • Các loại diện tích: 63,9 - 66,8 - 75,1 - 84,6m2
  • Số tòa: 2 tòa
  • Pháp lý: Đã có sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 27.7 - 33.4 triệu/m².

Anland LakeView

  • Vị trí: Đường Ngô Thì Nhậm kéo dài, Phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty CP Tập đoàn Nam Cường Hà Nội
  • Diện tích: 1.6 ha
  • Quy mô: GĐ1 gồm 2 tháp A-B cao 34 tầng
  • Số tòa: 4 tòa
  • Pháp lý: Sổ hồng lâu dài
  • Giá từ: 33.7 - 100.9 triệu/m².