Lịch sử

Trước năm 1945, vùng đất Thanh Xuân là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Sau ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954), vùng đất Thanh Xuân là một phần đất của quận 5 và quận 6 thuộc ngoại thành Hà Nội; một phần đất của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.

- Từ năm 1961, vùng đất Thanh Xuân gồm một phần đất của khu Đống Đa sau là quận Đống Đa (nội thành Hà Nội); một phần đất của huyện Thanh Trì và huyện Từ Liêm (ngoại thành Hà Nội).

- Ngày 22/11/1996, Chính phủ ra Nghị định số 74-CP, thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt thuộc quận Đống Đa và một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Nguyễn Trãi, Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm) và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì).

Quận Thanh Xuân sau khi thành lập đã được sắp xếp, đổi tên, chia tách thành 11 đơn vị hành chính là:

- Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân (quận Đống Đa);

- Phường Thượng Đình được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thượng Đình (quận Đống Đa);

- Phường Kim Giang được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Kim Giang (quận Đống Đa);

- Phường Phương Liệt được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Phương Liệt (quận Đống Đa);

- Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

- Phường Thanh Xuân Bắc được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của phường Thanh Xuân Bắc (quận Đống Đa);

- Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Khương Thượng (quận Đống Đa).

- Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa);

- Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

- Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên và nhân khẩu còn lại của xã Khương Đình (huyện Thanh Trì);

- Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm).

1. Giới thiệu về quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một quận mới nằm ngay cửa ngõ phía Tây của Thủ đô. Lợi thế về mặt địa hình cùng các chiến lược quy hoạch thông minh, quận Thanh Xuân có khi Trung Hòa Nhân Chính là nơi đang phát triển rất mạnh đối với một trung tâm mới của thành phố. 

Với vị trí là một quận nội thành thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân giáp ranh với hơn 11 quận huyện khác nhau. Trở thành nơi trung tâm giao thương và phát triển kinh tế lớn mạnh. Có thể thấy đây là một vị trí vàng, giao thông hoàn thiện, có các con đường huyết mạch liên kết nội khu và ngoại khu. Ngoài ra, nơi đây còn tập trung nhiều dự án đô thị sầm uất, nâng cao thêm giá trị bất động sản và cả bộ mặt của thành phố. 

2. Vị trí địa lý

  • Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng
  • Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm
  • Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì
  • Phía Bắc giáp quận Đống Đa, quận Cầu Giấy.

Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân

Bản đồ hành chính quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Thượng Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, Phương Liệt, Nhân Chính, Kim Giang, Khương Trung, Khương Mai, Khương Đình.

3. Diện tích và dân số

Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Thanh Xuân 9,11 km², dân số vào năm 2020 là 294.698 người.

4. Kinh tế

Quận Thanh Xuân có nhiều nhà máy được xây dựng từ nửa cuối thế kỷ 20, trong đó lớn nhất là khu công nghiệp Cao – Xà – Lá (nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy xà phòng Hà Nội và nhà máy thuốc lá Thăng Long). Bên cạnh đó còn có nhà máy giày Thượng Đình, nhà máy dệt len Mùa Đông, nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng Đông… Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt làng xã xưa của quận Thanh Xuân, đời sống nhân dân ngày càng được tăng cao.

Những ngày đầu thành lập năm 1997, thu ngân sách quận chỉ đạt khoảng 15 tỷ đồng/năm. Nhiều năm trở lại đây, con số này đạt trung bình khoảng 4.500 tỷ đồng, thậm chí có năm đạt 6.300 tỷ đồng, gấp 300-400 lần so với thời điểm cách đây 25 năm. Trong giai đoạn 2020-2025, Thanh Xuân xác định tiếp túc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng thương mại – dịch vụ, tập trung cho một số lĩnh vực trọng điểm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục, hạ tầng đô thị, mở thêm các tuyến đường mới.

5. Văn hóa – Xã hội

Ở Thanh Xuân có Ngã tư Sở từng là điểm đen về nạn tắc đường, hiện nay đã được nâng cấp, mở rộng. Quận còn tập trung mạng lưới y tế, giáo dục đa dạng và chất lượng. Các địa điểm mua sắm, giải trí hiện đại trên địa bàn quận như chợ Ngã Tư Sở, Trung tâm thương mại Royal City, siêu thị Big C, Công viên Hạ Đình… Bộ mặt đô thị trên địa bàn quận ngày càng khang trang, hiện đại theo tiêu chí xanh - sạch - đẹp với nhiều công trình, khu chung cư cao tầng hiện đại. Đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt khi quận tập trung đầu tư xây dựng công viên Thanh Xuân, vườn hoa, nhà văn hóa, khu sân chơi tại các phường.

Quận Thanh Xuân là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, học viện, viện nghiên cứu, trường trung cấp.

Các bệnh viện trên địa bàn quận:

  • Bệnh Viện An Việt (1E Trường Chinh, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện chuyên khoa nam học và hiếm muộn Việt - Bỉ (23 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện phục hồi chức năng Hà Hội (35 Lê Văn Thiêm, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Xây Dựng (Khu A1, Nguyễn Quý Đức, phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện đa khoa dân lập Chữ Thập Đỏ Hà Nội (305 Giải Phóng, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội (182 Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Bệnh viện Đại học quốc gia Hà Nội - CS khám chữa bệnh Nguyễn Trãi (344 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội)
  • Công ty cổ phần Bệnh viện y học cổ truyền quân dân 102 (Tầng 3, số 91 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

6. Dân cư 

Các khu vực vệ tinh gần trung tâm nội thành bắt đầu có sự nhập cư mạnh mẽ từ làn sóng nhập cư của lao động trí thức tới lao động chân tay, mật độ dân số đông khoảng 18,990 người/km².  Giá đất tại khu vực quận cũng tăng cao đặc biệt là các dự án trọng tâm. Như các chung cư cao cấp, khu đô thị tiện ích Royal City, Eco Green City, Star Tower…

Quận tập trung nhiều dân lao động, công nhân của các nhà máy như Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng, Công ty Thuốc lá Thăng Long…Mật độ sinh viên khu vực cũng tăng cao qua các năm. Đây cũng là khu vực thu hút dân nhập cư, sinh viên, công nhân với giá thuê nhà ở mức vừa phải.

Có nhiều các trường đại học lớn như: Đại học Phòng cháy chữa cháy, Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Vùng đất Kẻ Mọc - Tam Khương xưa là cái nôi hội tụ tinh hoa văn hóa để nay cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại hóa vẫn giữ được các nét giá trị tinh thần xưa nay được lưu giữ lại chính trong các di tích lịch sử. Quận có các điểm đến tâm linh, lịch sử như đình Phương Liệt phường Phương Liệt thờ Tích Lịch đại vương Phạm Tích tướng nhà Đinh. Chùa Cự Chính, Giáp Nhất, chùa Khương Hạ, Khương Trung, Chàu Phương Liệt, Quan Nhân, chùa Tam Huyền. Quận cũng có các ngôi đình nổi tiếng khác như đình Giáp Nhất, Hội Xuân, đình Khương Hạ, Khương Trung, Đình Vòng, Quan Nhân, đình Cự Chính.

7. Cơ sở hạ tầng

Quận Thanh Xuân là nơi tập trung của nhiều tuyến đường lớn như Nguyễn Trãi, Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương, Khuất Duy Tiến, đường vành đai 3… Ngoài ra còn có lòng sông Tô Lịch chia cắt quận làm đôi. Khu vực quận Thanh Xuân án ngữ các cửa ngõ ra vào Hà Nội như Quốc lộ 1A (đường Giải Phóng), quốc lộ 6 (đường Nguyễn Trãi), đây là những tuyến đường quan trọng kết nối thủ đô với các tỉnh miền núi Tây Bắc, đi qua các tỉnh, thành như Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… Một trong những tuyến đường huyết mạch kết nối đến Thanh Xuân là trục đường Láng Hạ - Lê Văn Lương. Khu vực này tập trung dân cư đông đúc, nhiều trụ sở, văn phòng của các công ty lớn.

Nhiều tuyến đường giao thông mới cũng được đầu tư xây dựng, tạo thuận tiện cho giao thông kết nối trong quận và các quận, huyện lân cận và các tỉnh, thành xa hơn theo hướng Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên. Đoạn đường ngã tư Sở đã được cải tạo và mở rộng hơn để có thể đáp ứng lưu lượng lớn tham gia giao thông chạy qua khu vực. Hà Nội cũng đã dành hơn 60 tỷ cải tạo lại đường Nguyễn Trãi trên địa bàn quận Thanh Xuân. Đến nay, đây là một trong những tuyến đường tập trung nhiều khu đô thị cao cấp và các trường đại học danh tiếng của Hà Nội.

Trên địa bàn quận Thanh Xuân có các tuyến đường sắt đô thị chạy qua như tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), tuyến số 2 (Nội Bài – Thượng Đình), tuyến số 2A (Cát Linh – Hà Đông), tuyến số 4 (Liên Hà – Bắc Thăng Long), tuyến số 8 (An Khánh – Dương Xá). Trong đó, tuyến số 2A đã chính thức vận hành.

Nhiều tuyến xe buýt chạy qua Thanh Xuân đến các bến xe lớn của thành phố như bến xe Giáp Bát, bến xe Yên Nghĩa, bến xe Mỹ Đình, bến xe Nước Ngầm. Các tuyến buýt như tuyến buýt nhanh BRT Bến xe Yên Nghĩa – Kim Mã, tuyến 01A bến xe Gia Lâm – bến xe Yên Nghĩa, tuyến 01B bến xe Yên Nghĩa – Hương Sơn, tuyến 02 Trần Khánh Dư – bến xe Yên Nghĩa, tuyến 05 Phú Diễn – Linh Đàm, tuyến 12 công viên Nghĩa Đô – Đại Áng.

8. Ẩm Thực 

Với vị thế là nơi tập trung nhiều khu đô thị lớn, nhiều trung tâm thương mại nên đồ ăn ở đây rất đa dạng tập trung nhiều nhà hàng sang chảnh tại các trung tâm thương mại và khu đô thị lớn như: Quán Sishi kei tại trung tâm thương mại The Artemis Lê Trọng Tấn. Quán Hải sản Biển Đông nằm tại tầng B6 khu R6 30 Trung tâm thương mại Royal City số 72A Nguyễn Trãi hay nhà hàng Thái Express Royal City. Quán Ăn Ngon Trung tâm thương mại Royal City B2 – R6; Dolpan Sam số 3 Lê Trọng Tấn trên tòa The Artemis là quán nướng bàn đá đúng chuẩn Hàn Quốc với các món ăn được nướng chín nhờ hơi nóng từ bàn đá nhập từ Hàn Quốc, vì thế món ăn dậy mùi thơm và giữ nguyên được độ ngọt tươi, mọng nước. 

Cùng với đó là rất nhiều các cửa hàng khác như: nhà hàng New Sake 4 số 72A Thượng Đình, Thanh Xuân; nhà hàng Hàn Quốc Gim Bab số 161 Khương Trung; nhà hàng Gà hầm Bong Chu tại B40 Nguyễn Thị Định; Kombo cơm niêu Singapore số 60 Lê Văn Thiêm; Quán Chợ Tình Sapa số 1 Quan Nhân, không gian bài trí độc đáo các món ăn mới lạ. Quán Yakimono số 98 Lê Trọng Tấn, Yakimono kế thừa tinh hoa các món thịt nướng truyền thống của Nhật, các loại thịt, hải sản được nướng trên vỉ, dưới là than đỏ hồng, không cầu kì tẩm ướp mà đề cao hương vị tinh khiết ban đầu. 

Một số món ăn vặt không thể thiếu tại đây như: xôi xéo, sữa chua dẻo phố Nguyễn Đức Quý; Bánh Cá số 1 ngõ 2 Ao Sen; Bánh chuối số 180 phố Phương Liệt; Khoai lang lắc số 153 Triều Khúc; Xôi trứng ruốc số 53 Triều Khúc; Bánh đa kê đối diện 101E1 Thanh Xuân Bắc; quán Ốc Lê Gia số 126 Hạ Đình; quán cô Hai món nem lụi bánh xèo số 93 Vũ Tông Phan; Gà rút xương chua ngọt phô mai số 50 Vũ Trọng Phụng; Sữa chua đậu đỏ số 32 ngõ 64 Kim Giang…

9. Danh lam - Thắng cảnh

Quận Thanh Xuân có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như: Gò Đống Thây, đình Khương Trung, đình Cự Chính, đình Khương Hạ, Đình Vòng, chùa Khương Hạ, chùa Giáp Nhất… đây là những ngôi đình, chùa gắn liền với sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng bắc bộ xưa, thể hiện nét đẹp truyền thống.

Không chỉ có đình chùa mà Quận Thanh Xuân còn có nhiều di tích cách mạng, các làng trồng hoa cây cảnh. Đặc biệt nhất là làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng khắp miền bắc với sự đa dạng và phong phú về chủng loại, đang làm điểm đến hấp dẫn của giới trẻ.

10. Thị trường bất động sản  

Thị trường bất động sản quận Thanh Xuân ghi nhận sự sôi động và tăng giá nhờ vị trí thuận tiện, quy hoạch đồng bộ cùng hệ thống hạ tầng hiện đại. Thanh Xuân còn là trung tâm mạng lưới cơ sở giáo dục, hệ thống chăm sóc sức khỏe, chợ, trung tâm thương mại, giải trí… đảm bảo chất lượng sống cho người dân, làm thay đổi diện mạo quận, đồng thời mang đến tiềm năng tăng giá cho các dự án bất động sản nơi đây. Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, chỉ những chủ đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính, dày dặn kinh nghiệm mới có thể triển khai các dự án ở khu vực này, điều đó càng củng cố niềm tin của người mua vào chất lượng sản phẩm trên địa bàn quận.

Qua khảo sát, bất động sản quận Thanh Xuân đang bùng nổ với số lượng giao dịch tăng vọt, nhất là ở phân khúc căn hộ trung và cao cấp. Thừa hưởng lợi thế về giao thông, hạ tầng đô thị, các căn hộ ở đây nghiễm nhiên trở nên hấp dẫn với nhiều người mua nhà có nhu cầu ở thực. Tuy nhiên, khi các khu đất sót lại ngày càng ít dần và nhu cầu nhà ở tại quận Thanh Xuân tăng cao thì quận đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm căn hộ.

Mức giá bán căn hộ chung cư tại Thanh Xuân trung bình ở mức từ 30-45 triệu đồng/m2 với các căn hộ trung – cao cấp. Thanh Xuân được coi là mảnh đất vàng với nhiều dự án nổi bật, các khu đô thị cao cấp, chiếm quỹ đất lớn.

Trong đó phải kể đến Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính nằm một phần tại phường Nhân Chính đang phát triển mạnh như một trung tâm mới của thủ đô, Khu đô thị Mandarin Garden nằm một phần tại phường Nhân Chính, Khu đô thị Hạ Đình nằm ở phía Tây đường Nguyễn Xiển, Khu đô thị Royal City đang phát triển với nhiều dịch vụ và trở thành điểm đến lý tưởng của người dân thủ đô vào dịp cuối tuần, Khu đô thị Pandora ở Triều Khúc, Khu tập thể Thượng Đình trong tương lai sẽ là một trung tâm hiện đại của quận, Khu tập thể Thanh Xuân Bắc nằm giáp ranh với phường Trung Văn của quận Nam Từ Liêm, Khu tập thể Phương Liệt…

Trong nhiều năm trở lại đây, phân khúc nhà riêng Thanh Xuân luôn thuộc nhóm đắt đỏ bậc nhất thủ đô. Bên cạnh đó, Thanh Xuân còn được lựa chọn là điểm đến mới của nhiều cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

So với các khu vực nội thành Hà Nội, giá thuê văn phòng tại Thanh Xuân được đánh giá là “mềm” hơn hẳn, vị trí các văn phòng cũng rất thuận tiện khi nằm trên trục đường chính nối giữa ngoại thành và nội thành. Các tòa nhà văn phòng tại đây chủ yếu là hạng B, hạng C, rất ít tòa nhà hạng A được đưa vào khai thác cho thuê. Một số tòa nhà tập trung văn phòng của các công ty lớn như Tòa nhà 319, HUD Tower, Hapulico Tower, Diamond Flower…

Là nơi tập trung nhiều các trường đại học lớn như Đại học Tự nhiên, Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc… Thanh Xuân được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để phát triển các dự án dãy trọ, phòng trọ phục vụ đối tượng sinh viên, người lao động, những gia đình trẻ chưa đủ tài chính để mua nhà. Khoảng giá phổ biến mà sinh viên tìm kiếm là hơn 1 triệu hoặc 2-3 triệu cho nhóm 2-3 người ở. Người đi làm hoặc gia đình trẻ thường thuê nhà trọ, phòng trọ với chất lượng tốt hơn, khoảng giá từ 2-4 triệu đồng.

Theo đánh giá từ giới chuyên môn, sự cộng hưởng từ các yếu tố như quỹ đất ngày càng hạn hẹp, hệ thống hạ tầng – giao thông phát triển, nhu cầu nhà ở tăng cao, tiện ích đa dạng và đầy đủ cùng sự đổ bộ của nhiều dự án bất động sản hạng sang sẽ khiến cho thị trường bất động sản quận Thanh Xuân ngày càng trở nên sôi động. Thực tế cho thấy, hầu hết các phân khúc tại khu vực này đều tăng giá liên tục và tính thanh khoản luôn đứng đầu trong các khu vực.

11. Các dự án bất động sản

Quận Thanh Xuân có khoảng 85 dự án.

Dự án Thống Nhất Complex

  • Địa chỉ: Số 82 Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Tp Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thống Nhất – Bắc Việt Nam
  • Tổng diện tích: 17.829 m2
  • Loại hình: Chung cư cao cấp + Liền kề biệt thự
  • Quy mô: Gồm 2 tòa chung cư cao 25 tầng với 2 tầng hầm, 2 tầng TTTM; và 48 lô liền kề & biệt thự
  • Tổng số căn hộ: 552 căn hộ
  • Diện tích căn hộ: 88-90-95-122m2
  • Giá bán: từ 33 – 35 triệu/m2
  • Hình thức sở hữu: Lâu dài với người Việt Nam; 50 năm với người nước ngoài.

Dự án Imperia Garden

  • Địa chỉ: Ngã 4 số 203 Nguyễn Huy Tưởng và 143 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần HBI
  • Đơn vị phát triển: MIKGroup
  • Tổng diện tích: 42.264 m2
  • Loại hình: Căn hộ cao cấp và Biệt thự
  • Quy mô: Gồm 4 tòa nhà, 2 tòa 27 tầng (27T1-B & 27T2-B), 1 tòa 29 tầng và 1 tòa 35 tầng
  • Tổng số căn hộ: 1652 căn hộ cao cấp
  • Diện tích căn hộ: 56-174m2, bố trí 2-4 phòng ngủ
  • Giá bán: 2.2 – 3.3 tỷ/căn
  • Hình thức sở hữu: Lâu dài với người Việt Nam; 50 năm với người nước ngoài.

Khu đô thị Vinhomes Royal City 

  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup
  • Số tầng: 35
  • Địa chỉ: 72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Tổng diện tích: Đang cập nhật
  • Loại hình: Chung cư 
  • Số căn: 4460 căn hộ
  • Giá: 50 – 60 triệu/m2
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài (Sổ Hồng).

Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Sông Đà 7
  • Số tầng: 29
  • Địa chỉ: Số 90, đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Tổng diện tích đất: Đang cập nhật
  • Loại hình: Chung cư
  • Số căn: 832 căn hộ và 87 căn liền kề
  • Giá: 27 – 30 triệu/m2
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài (Sổ Hồng).

Chung cư Hà Nội Center Point

  • Chủ đầu tư: HACINCO
  • Địa chỉ: Đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
  • Tổng diện tích xây dựng: 10,000m2
  • Loại hình: Chung cư
  • Số tầng: 31
  • Số căn: Đang cập nhật
  • Giá: 35-40 triệu/m2
  • Pháp lý: Sở hữu lâu dài (Sổ Hồng).